Chùa Bổ Bắc Giang

Chùa Bổ Đà chính tên là chùa Quán Âm núi Bổ Đà, gọi tẳt là chùa Bổ thuộc xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, phủ Lạng Giang, tỉnh Hà Bắc, nay là xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.. Chùa Bổ Đà là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang, là một trong những trung tâm Phật giáo của phái Trúc Lâm Tam tổ thờ Thạch Linh thần tướng.

*

Bổ Đà ngôi chùa độc đáo cổ kính nhất vùng Kinh Bắc

Kiến trúc của chùa gần một trăm gian liên hoàn được xây dựngbằng các vật liệu dân gian: gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường

Bạn đang xem: Chùa Bổ Bắc Giang

Bắc Giang vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, sở hữu một nền văn hóa phong phú, đặc sắc toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà Sơn), phía Bắc dòngsông Cầu, thuộc địa phận xãTiên Sơn, huyệnViệt Yên, tỉnhBắc Giang (xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, phủ Lạng Giang, tỉnhBắc Ninh xưa ).

Tháng 7, trong cái nắng chang cháng như đổ lửa, tôi có cơ duyên dẫn một đoàn phật tử từ Thủ đô về thăm chùa Bổ Đà –, là một trong những ngôi chùa độc đáo cổ kính và lớn nhất vùng miền đấtKinh Bắc như câu ca dao xưa:

Thứ nhất là chùa Đức La,Thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng

*
Chùa được xây dưựng vào thời Lê

Được xây dựng vào thời Lê (thế kỷ XVIII), Chùa Bổ Đà là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang. Chùa có tên làchùa Quán Âm núi Bổ ĐàhayBổ Đà Sơn Quán Âm Tự, gọi tắt làchùa Bổ, còn có các tên gọi khác làchùa Quán Âm. Chùa Bổ là một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc “nội thông ngoại bế” tạo vẻ u tịch, thanh vắng và huyền thoại, xung quanh là đồi núi xóm làng bao bọc.

*
Hành làn Tam Bảo chùa

Toàn bộ chùa chính có diện tích khoảng 51.784m2 được phân ra làm ba khu rõ rệt. Khu vườn: 31.000m2, khu nội tự chùa 13.000m2 và khu vườn tháp rộng: 7.784m2.

Kiến trúc của chùa gần một trăm gian liên hoàn được xây dựng bằng các vật liệu dân gian: gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường.

Xem thêm: chia một số tự nhiên cho một số thập phân

*
Tường đất hai bên

Cổng vào chùa nền lát đá muối có kích thước to nhỏ khác nhau, xây theo kiến trúc thời Nguyễn mang dáng dấp gác chuông. Điểm đặc biệt ở đây là nhiều bức tường được xây bằng tiểu tạo vẻ rất trầm mặc, gần gũi với vùng thôn quê ở vùng đồng bằngBắc Bộ.

*
Vườn Tháp chùa

Đặc biệt vườn tháp chùa Bổ Đà được đánh giá là đẹp và lớn nhất Việt Nam. Vườn tháp được xây dựng theo những quy định riêng và rất chặt chẽ của thiền môn. Với gần 100 ngôi tháp được xếp hàng hàng, lớp lớp nơi tàng lưu xá lị, tro cốt nhục thân của các vị tăng ni.

Chỉ những người trong pháiSơn mônmới được an táng tại vườn tháp, tháp củaTăng hìnhbình cam lộ trên đỉnh, tháp củani trên ngọn có hìnhhoa sen. Đây là một trong những trung tâm lớn của dòng thiền Lâm Tế nên hằng năm đến kỳ “kiết hạ an cư”, có rất đông các vị tăng ni, tín đồ ở nhiều vùng khác nhau tập trung về đây tham thiền học đạo.

*
Mộc bản Kinh

Đặc biệt trong chùa còn lưu giữ bộ vánkinh Phậtcổ nhất Việt Nam được khắc trên gỗ thị, tất cả có khoảng gần 2.000 tấm mộc bản của các bộ kinh như Lăng nghiêm chính mạch,Yết ma hội bản,Nam hải ký quy. Trải qua gần 300 năm, bộ kinh hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn, các bộ kinh được hình thành xuất phát từ ý tưởng của các vị tổ sư, Trọng tâm của bộ kinh nói đến nỗi khổ của con người và sự giải thoát, đó là những di vật Phật học đặc biệt quý giá để lại cho đời sau.

Xem thêm: các bài toán hay và khó trên violympic lớp 5

Chùa Bổ Đà hiện nay còn lưu giữ được nhiều tài liệu quý hiếm có ý nghĩa cho việc nghiên cứu khoa học. Ở đây còn lưu giữ một kho tàng di sản Hán Nôm phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, ngoài những tấm bia đá, chuông đồng còn có hàng trăm cuốn kinh sách, luật giới nhà Phật.