Giới Thiệu Chùa Tòng Lâm Lô Sơn (Chùa Đá Lố), Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ

TÒNG LÂM LÔ SƠN TỊNH ĐỘThôn Như Xuân, Xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang, tỉnh Khánh HòaTrú trì: Thượng Tọa Thích Trừng Thi

“Chùa đứng hiền lành tự thuở xưa,Hồn dân gởi gắm tự bao giờ,Tổ tiên bồi đắp qua năm tháng,Nối tiếp không ngừng lớp tuổi thơ”.

Bạn đang xem: Giới Thiệu Chùa Tòng Lâm Lô Sơn (Chùa Đá Lố), Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ

 

Từ ngã ba Thành, theo quốc lộ 1A cải lộ tuyến, hướngvề phía Bắc khoảng 3km là đến núi Đá Lố, Vĩnh Phương. Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ,tọa lạc tại Núi Đá Lố, thôn Như Xuân, Xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang tỉnh KhánhHòa, còn gọi là chùa Đá Lố, do cố đại lão Hòa Thượng Thích Chánh Ký, lúc đóngài là Thượng thủ Tăng già Phật giáo Khánh Hoà đã đứng ra Khai sơn phạt mộc vàonăm Mậu Tuất (1957). Ban đầu chùa được dựng bởi những mái tranh mộc mạc đơn sơ,và được Giáo hội Tăng già Khánh Hoà an danh là : TÒNG LÂM LÔ SƠN TỊNH NGHIỆPTỰ.

 Từ đó, bướcchân vân du kiến lập đạo tràng của quý ngài vượt ngàn chông gai, đã làm thềmcấp cho tương lai bước tới. Năm Canh tý ( 1960 ) Giáo hội Tăng già Khánh Hoà, đãcung thỉnh Hoà Thượng Thích TRÍ THỦ làm Tòng lâm trưởng, và ngài đã đổi tênchùa là : TÒNG LÂM LÔ SƠN TỊNH ĐỘ TỰ vàcung thỉnh Hòa thượng Thích Nhơn Hưng ( Chùa Thanh Hải ) làm Trú trì, cungthỉnh Hòa Thượng Thich Thiện Duyên ( Chùa Hoa Tiên ) làm chánh thư ký, cungthỉnh Hòa Thượng Thích Như Pháp ( Chùa Thiên Lộc ) làm phó thư ký, cung thỉnhHòa Thượng Thích Trừng Sang ( Chùa Diên Thọ ) làm thủ quỷ. Như vậy, lúc bấy giờnơi thâm sơn u tịch này bước chân mở đường kiến lập đạo tràng của chư tôn đứcđã hình thành trong sở nguyện “ Kiến pháp tràng ư xứ xứ ”

 “Phật pháp xương minh do tăng già hoằng hóa Thiền môn hưng thịnh bởi đàn việt phát tâm”.

 Trãi qua những năm tháng hoang tàn xuống cấp,bỏ vắng nhiều năm Phật tổ lặng tăm không nhang, đèn, hương khói, không một bóngngười đến viếng thăm. Rồi một ngày nhân duyên đã đến, năm Ất hợi (1995 ) Phậtgiáo tỉnh Khánh Hòa đã ủy thác Thượng Tọa Thích Trừng Thi làm Trú trì, lúc này chung quanh là một bảimìn trên 600 quả còn nằm im dưới đât.

”Bàn tay ta làm nên tất cả. Cósức người sỏi đá cùng thành cơm” hay nói cho phù hợp với hoàn cảnh ở đây “Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người bomđạn cũng thành chùa”. Sau nhiều năm tháng khai hoang, gở mìn, hiểm nguy,gian khổ, tháng 7 năm Nhâm Ngọ (2002) Thượng tọa Thích Trừng Thi chính thứcđộng thổ trùng hưng ngôi Tòng Lâm LôSơn.


Sau10 năm xây dựng, với kinh phí trên 20 tỷ đồng quần thể tâm linh Tòng Lâm Lô Sơn đã hoàn thành gồm ngôi Đại hùng bửuđiện, Tổ đường, nhà linh, Quan Âm điện, Di Lặc Phật đài, Lộc Uyển, giảng đường,phương trượng, tăng phòng, nhà khách, trường Sơ cấp Phật học, đặc biệt là tượngPhật A Di Đà phóng quang lộ thiên cao 44mét, cao nhất Việt Nam, đường kính đàisen rộng 14m. Thân tượng 37 m, tượngtrưng cho 37 phẩm trợ đạo, đứng trên hoa sen lơ lửng giữa hư không, bên dưới làbể cả sóng dập chập chồng, mắt Ngài nhìn xuống xa xăm, tay trái đưa lên ngangngực, tay phải duổi xuống như sẵn sàngtiếp độ mọi người đang đắm chìm trong bể khổ, sông mê.

Đúng như bài kệ: “Ái hà thiênxích lãng, Khổ hải vạn trung ba, Dục thoát luân hồi khổ, Tảo cấp niệm DiĐà” (Sôngái sóng ngàn thước, Bể khổ dậy muôn trùng, Kiếp luân hồi muốn thoát, Sớm gấpniệm Di Đà)

Xem thêm: vnedu.vn/login v2/?ref=vnedu.vn/index.php

“ Bao nhiêu năm mới có ngày nàyHồn quê sống dạy cỏ cây giao mùaTòng lâm tên gọi của chùaQua bao năm tháng dựng xây đã thànhChúng con nguyện giữ khắc inTrăm người như một niềm tin vững vàng.”

TòngLâm Lô Sơn ngày nay không chỉ là nơi thâm nghiêm, tịnh cảnh, phạm vũ huy hoàng,trang nghiêm tú lệ, nơi chư tăng, Phật tử chiêm bái, tu học, tu nhân hướngthiện mà còn là địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh của TP Nha Trang, tỉnh KhánhHòa sẵn sàng đón nhận du khách thập phương tham quan, lễ Phật, viếng cảnh.

 

*
*
*
*
*
*
*

*
*
*

Đại tượng Đức Phật A Di Đà cao 44 m, lớn nhất Việt Nam

Ghi chú thêm của BBT:

Xem thêm: bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non

Gần đây, nhiều ý tưởng xây đại tượng Phật đã được đề xuất với chính quyền thành phố Nha Trang. Đó là công trình tượng Phật Thích Ca bằng đá cao 70-100 m tại khu vực hòn Dồ, phía nam thành phố Nha Trang (xã Phước Đồng) và bức tượng Quán Thế Âm BồTát cao 108 m ở núi Cô Tiên, phía bắc Nha Trang (phường Vĩnh Hòa). Nếu tất cả công trình đều được thực hiện, tại Nha Trang sẽ có 3 photượng Phật khổng lồ “trấn” ở 3 cực bắc, nam và tây. Đó là chưa kể pho Kim thân Phật Tổ trên đỉnh đồi Trại Thủy, thuộc chùa Long Sơn ở trung tâm Nha Trang.