Lạc Sơn Đại Phật Điểm Đến Không Thể Bỏ Qua Khi Du Lịch Tứ Xuyên

Ở dưới chân núi Nga Mi, nơi hợp lưu của 3 con sông Mân, Thanh Y và Đại Độ có một ngọn núi tên là Lăng Vân. Trên vách núi dựng đứng có pho tượng Phật được tạc vào vách đá cao hơn 20 trượng, rộng 7 trượng 2 xích, được cho là pho tượng Phật kỳ vĩ nhất thế giới. Đại Phật ngồi ngay ngắn, đối diện với núi Nga Mi, cúi nhìn 3 sông, đầu khắc trên núi, chân đạp bờ sông, tạo hình hùng vĩ, tư thế trang nghiêm. Phàm là du khách đến thăm núi Nga Mi đều không quên đến núi Lăng Vân chiêm ngưỡng pho tượng này. Pho tượng Lạc Sơn Đại Phật linh thiêng này cũng gắn với rất nhiều câu chuyện huyền bí.Tượng Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật Di Lặc bằng đá cao nhất thế giới. (Ảnh: Ariel Steiner, Wikimedia, CC BY-SA 2.5)

Nguồn gốc pho tượng

Vào đầu thời Đường, trên ngôi chùa Lăng Vân ở núi Lăng Vân có một lão hoà thượng tên là Hải Thông. Đương thời dưới núi Lăng Vân, nơi hợp lưu của 3 con sông này, nước sâu và chảy xiết, sóng dâng cao thường nhấn chìm các thuyền bè, nguy hại đến dân chúng.Một ngày nọ, hoà thượng Hải Thông đứng trên núi, nhìn thế nước của 3 con sông, nhìn thấy nước chảy xiết như thiên binh vạn mã, cuồn cuộn làm cho thuyền bè bị đắm, thì lòng rất đau buồn. Vị hoà thượng nghĩ rằng, nếu như trên vách núi này khắc tạo một tượng Phật, nhờ pháp lực của Phật, nhất định sẽ hàng phục được thế nước, để thuyền bè qua lại không còn gặp tai ương nữa.Hoà thượng đã mời hai người thợ đá nổi tiếng đến bàn việc khắc một tượng Phật. Hai người thợ này, một người tên là Thạch Thành, người kia tên là Thạch Hư.Thạch Hư nghe nói tạc tượng trên vách núi thì trong lòng rất vui mừng. Ông nghĩ rằng, núi Lăng Vân vô cùng đẹp, đình Lăng Vân vô cùng hùng vĩ, hàng năm người đến thăm núi bái Phật rất đông, nếu tạc nhiều tượng Phật trên vách núi, thì việc của ông sẽ lan truyền. Như vậy sau này người mời ông tạc tượng sẽ ngày càng đông hơn.Trong khi đó, Thạch Thành lại nghĩ sẽ tạc một tượng Phật cao lớn trên vách núi, bởi đá núi cứng, có thể chịu nổi mưa gió, có thể khiến tượng Phật ngàn năm vẫn trường tồn.Hòa thượng Hải Thông thấy hai người tranh luận mãi, liền nói cả hai đi làm, không nên tranh cãi. Sau đó ông cũng đi về phương xa hóa duyên, kêu gọi mọi người giúp đỡ hoàn thành tượng Phật.Thạch Thành và Thạch Hư mỗi người bắt đầu tự chọn vách núi phác vẽ hình để tạc. Thạch Hư lựa chọn nơi vách núi màu đỏ, đá không quá cứng.Ông tạc Phật Thích Ca lúc đắc đạo, rồi lại tạc Nam Hải Quan Âm từ hàng phổ độ, tạc 18 vị La Hán hàng long phục hổ, lại tạc Bồ Tát Phổ Hiền chỉ điểm chúng sinh mê lạc. Sau vài năm thì công việc đã gần hoàn thành.Còn Thạch Thành lại chọn vách núi lớn vừa cao vừa khó đi, mà đá lại cứng. Thạch Thành leo xuống vách núi bắt đầu tạo hình tượng Phật lớn. Khi Thạch Hư đã tạc xong nhiều tượng Phật nhỏ, thì Thạch Thành vẫn còn chưa tạc xong thứ gì.Lúc này, hòa thượng Hải Thông hoá duyên trở về, mời được nhiều thợ tạc tượng giỏi để cùng Thạch Thành tạc tượng Đại Phật. Dân chúng xung quanh nghe nói hòa thượng Hải Thông mời được người tạc tượng Đại Phật để trấn áp yêu quái ở ngã 3 sông, cũng tấp nập kéo nhau đến làm giúp. Người thì nấu trà, người thì đưa cơm, trên vách núi Lăng Vân kẻ qua người lại, tiếng búa vang như sấm, những mảnh đá văng ra như mưa.Thời ấy, tại Gia Châu có một tay quan lại quý của hơn mạng người. Ông ta nghe nói hòa thượng Hải Thông hoá duyên được nhiều ngân lượng liền nảy sinh tà tâm. Ngày nọ, ông ta dẫn quan binh đến chùa Lăng Vân, đòi phạt 1 vạn lượng vì tạc tượng mà không báo quan, hạn trong 3 ngày phải nộp đủ.Hoà thượng Hải Thông cho rằng số ngân lượng hiện có là nhờ hóa duyên, phải dùng vào việc tạc tượng, không thể động đến. Viên quan bèn dọa rằng nếu không giao nộp tiền thì sẽ móc mắt Hải Thông.Để bày tỏ lòng minh, hòa thượng Hải Thông sắc mặt không đổi, tự mình móc hai mắt, vứt ra. Tên quan giật mình kinh hãi thoái lui, quên mất sau lưng là vực sâu vạn trượng, bị ngã xuống chết.Sau Hải Thông bị bệnh sắp mất, bèn dặn dò đệ tử và những người thợ tiếp tục công việc dang dở.

Thực sự nhờ tượng Phật mà dòng nước trở nên an toàn

Cứ như vậy, đời sau nối tiếp đời trước, trải qua 90 năm, tượng Đại Phật cuối cùng cũng hoàn thành. Bởi vì tượng Đại Phật này là tượng Phật tạc đá lớn nhất, cho nên mọi người gọi là Đại Phật, cũng gọi là Lạc Sơn Đại Phật. Ngôi chùa Lăng Vân nằm bên cạnh Đại Phật cũng được đổi tên thành chùa Đại Phật.
*
(Ảnh: Min Zhou, Flickr, Blarandion, Wikipedia, CC BY-SA 4.0)Người ta lưu truyền lại rằng, khi ấy dưới sông thực sự có thủy quái, thuyền bè gặp nạn là do nó mà ra. Qua một đoạn thời gian, thấy công trình tượng Phật sẽ trấn áp được mình, bèn nổi sóng cao, muốn cuốn hết thợ trên vách núi đi. Người dân và thợ thấy nổi sóng gió to, bèn cùng nhau nhặt đá từ vách bị đẽo gọt ra để tạo hình tượng Phật, ném xuống. Đá rơi như mưa, dần dần chôn lấp thủy quái, chẳng mấy chốc gió yên sóng lặng, từ đó cũng không còn thấy thuyền bè gặp nạn nữa.Ngày nay, các nhà khoa học cũng cho rằng, trong quá trình xây dựng công trình khổng lồ này, các lớp đá được bóc tách ra đã trầm lắng xuống lòng sông, làm cho các dòng chảy bị biến đổi và vì thế làm cho tàu bè qua lại an toàn hơn.

Vài lần tượng Phật khóc

Lạc Sơn Đại Phật đặc biệt linh thiêng, người dân trong vùng đã lưu truyền về việc tượng Phật chảy nước mắt trong những sự kiện hết sức đặc thù.Lần đầu tiên người ta nhìn thấy bức tượng Phật chảy nước mắt là vào một đêm năm 1962. Đây là thời điểm ngay sau khi diễn ra nạn đói lớn, hệ quả của kiếp nạn “Đại nhảy vọt” trong giai đoạn 1959-1961.Cả Trung Quốc bấy giờ có khoảng 35 triệu người dân bị chết đói. Trong đó có ít nhất 7 triệu người dân là thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Vì không còn đủ sức lực để đào mộ, nên người ta chỉ gói các xác chết lại trong tấm chiếu rồi thả trôi sông.Lạc Sơn Đại Phật đã nhắm cặp mắt lại khi hàng nghìn thi thể trôi xuống chỗ hợp lưu của 3 con sông từ phía thượng nguồn. Chính quyền Trung Quốc bấy giờ đã phái một nhóm các nhà khoa học đến điều tra. Nhưng họ không thể đưa ra câu trả lời nào, và không có một báo cáo nào từng được đưa ra. Sau đó bức tượng Phật đã được tu sửa lại về trạng thái mở mắt như trước đó.Lần thứ hai bức tượng Phật này rơi lệ xảy ra vào năm 1963. Đây là cột mốc đánh dấu sự bắt đầu của cuộc Đại Cách mạng văn hóa tàn khốc. Một lần nữa, chính quyền Trung Quốc đã chỉ thị tu sửa lại bức tượng. Điều hết sức kỳ lạ là, mặc dù đã tiêu tốn hơn 40 triệu vạn tệ (khoảng 6 triệu đô-la) vào công việc tu sửa, nhưng vệt nước mắt trên gương mặt bức tượng Phật vẫn không thể phai mờ.
*