Ý Nghĩa Ngày Phật Xuất Gia, Ý Nghĩa Ngày Đức Phật Thích Ca Xuất Gia

Mùng 8/02 ÂL, kỷ niệm ngày Thái tử Siddhartha bỏ lại vương quyền, vợ đẹp con xinh, vượt thành xuất gia, tìm cầu chân lý để giải quyết các vấn nạn cho chúng sinh. Hy sinh vĩ đại!

Năm 623 trước công nguyên, tại thành Ca Tỳ La Vệ có một vị Thái Tử dám từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, để xuất gia tìm đạo giải thoát, cứu khổ muôn loài. Đó chính là Đấng Từ Phụ Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bạn đang xem: Ý Nghĩa Ngày Phật Xuất Gia, Ý Nghĩa Ngày Đức Phật Thích Ca Xuất Gia

Là những người con Phật không ai lại có thể quên được ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch là ngày xuất gia của Đấng Giác ngộ. Thế là cứ vào ngày này hằng năm, Phật tử ở khắp mọi nơi trên thế giới lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Từ Phụ.

Ngày lễ kỷ niệm Phật xuất gia là ngày kỷ niệm sự hy sinh cao cả nhất, vĩ đại nhất, có một không hai trong lịch sử loài người.

Thật vậy, là một Thái tử đã yên bề gia thất với vợ đẹp con ngoan, sẽ kế tục vua cha để trị vì thiên hạ, một cuộc sống mà người đời có nằm mơ cũng không thấy được, quá đầy đủ, quá tuyệt vời, nhưng Thái Tử vẫn thấy lòng mình nặng trĩu bao nỗi băn khoăn, thắc mắc. Ngài thấy cảnh đời Ngài đang sống đây không phải là hạnh phúc chân thật, mà là mê muội. Vì tình thương bao la vô bờ bến đối với nhân loại đang đau khổ bất hạnh, Ngài quyết định ra đi để tìm một lối thoát, một cuộc sống chân thật, có ý nghĩa và cao đẹp hơn. Ngài đã ra đi với thân thế của một vị thái tử sắp nối ngôi vua, ở tuổi đời thơ mộng nhất, ngọt ngào nhất với vợ đẹp con xinh… Đó chính là hy sinh cao cả mà mọi người trên thế gian này không ai có thể làm được.

Một niềm tin vĩ đại mà Đức Phật đã cho tất cả chúng sanh là: “Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật”. Đức Phật đã khai thị cho loài người biết rằng: “Bất cứ một người nào, với sự nỗ lực của bản thân, đều có thể vươn lên tới đỉnh cao nhất của giác ngộ và giải thoát, như chính Đức Phật vậy”.

*

Nguyên nhân khiến đức Phật xuất gia tầm đạo:

Thái tử thấy bốn cảnh: Già, bệnh, chết và vị Tu Sĩ ở bốn cửa thành sau những lần đi dạo:

Cửa thành phía Đông: Gặp một người giàCửa thành phía Nam: Gặp một người bệnhCửa thành phía Tây: Gặp một người chếtCửa thành phía Bắc: Gặp một vị Tu sĩ, Ngài quyết định rời bỏ ngôi báu, cung điện, vợ con…, để lên đường tầm đạo.

Sự xuất gia của đức Phật diễn ra như sau :

-Vào lúc nửa đêm, Thái tử vào phòng từ giã vợ đẹp con ngoan.

-Ngài cùng Xa Nặc hướng về phía Đông vượt thành xuất gia.

– Vượt dòng sông A-Nô-Ma, Ngài tự cạo bỏ râu tóc và khoác áo Sa môn.

– Ngài xuất gia vào ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch. (Theo kinh điển Đại Thừa)

– Phật đản sinh ngày 8 tháng 4 (Trước Chúa giáng sinh 624 năm. Nếu tính theo năm Phật nhập diệp thì trước Chúa giánh sinh 544 năm)

– 19 tuổi xuất gia, nhằm ngày 8 tháng 2

– 5 năm tầm học các đạo

– 6 năm tu khổ hạnh

– 49 ngày nhập định

– 30 tuổi thành đạo, nhằm ngày mùng 8 tháng Chạp

– 49 năm thuyết pháp độ đời

Xem thêm: so sánh khởi nghĩa yên thế với phong trào cần vương

– 80 tuổi nhập Niết Bàn, nhằm ngày Rằm tháng 2 .

SỰ RA ĐI VĨ ĐẠI (Kể chuyện cuộc đời Đức Phật)

Cung điện mùa mưa tại Hoàng cung ngập tràn trong ánh sáng, cả kinh thành Ca Tỳ La Vệ sống trong niềm vui hân hoan khi Công nương Da Du Đà La hạ sinh Hoàng tôn La Hầu La…Đêm đó, Thái tử Tất Đạt Đa lặng lẽ bước vào phòng nhìn Công nương và con trai đang ngủ say lần cuối rồi mang theo một túi vải, quay ra đi về phía chuồng ngựa.

– Sa Nặc, hãy thắng con ngựa Kiền Trắc và ngươi cũng lấy một con ngựa đi với Ta.

Sa Nặc nói trong mơ màng:

– Trời tối nhân gian mờ mịt lắm

Giờ này Thái tử định đi đâu?

– Chính vì trời tối nên Ta phải

Đi để tìm ra ánh nhiệm màu.

Hai người cưỡi ngựa ra cổng thành, chợt có tiếng Ma vương vang lên:

– Này Thái tử Tất Đạt Đa, chỉ 7 ngày nữa Ngài sẽ được tôn lên làm Vua của Shakya và 30 ngày nữa Ngài sẽ được tôn lên làm chuyển luân Thánh Vương – Vua của các vị Vua. Ngài đừng đi, hãy ở lại.Thái tử trả lời dứt khoát:

– Ta biết, nhưng ta không màng, ngươi đừng ngăn cản Ta.

Thái tử và Sa Nặc phi ngựa như bay trong đêm, bỏ lại phía sau tất cả. Băng qua dòng sông Anoma nước chảy cuồn cuộn. Sau khi lên bờ, đến một gốc cây nơi bãi đất trống, Thái tử xuống ngựa, bỏ túi đồ xuống, bỏ Vương miện, xõa tóc ra và cầm dao lên cắt tóc…

Trong giây phút thiêng liêng ấy, Sa Nặc bàng hoàng không nói lên lời, muốn ngăn Thái tử nhưng không dám vì lòng kính thương Thái tử là vô tận. Sa Nặc chỉ biết đứng nhìn từng lọn tóc của Thái tử rơi xuống mà nước mắt rơi theo… Từng lọn tóc của Thái tử cứ trôi theo dòng nước.Sau khi cắt tóc xong, Thái tử cởi bộ đồ vương giả và tháo hết trang sức, rồi đắp lên mình tấm Y cũ màu nâu sẫm.Sa Nặc khóc, con ngựa Kiền Trắc cũng khóc…

– Này Sa Nặc, Ngươi hãy mang túi đồ nhất là lệnh bài tối mật này về đưa cho Công nương. Ta từ đây xuất gia làm Sa môn tu hành, ngươi nhắn với mọi người, nếu yêu thương Ta thì không được ngăn cản chí nguyện của Ta.Sa Nặc quỳ xuống lạy Thái tử rồi dắt hai con ngựa băng qua sông quay về. Con ngựa Kiền Trắc cứ ngoái lại nhìn Thái tử, không muốn quay về.

Vị Sa môn trẻ quay lưng đi tiếp về phía Nam. Bóng Người oai vệ dần khuất sâu trong rừng…

Xem thêm: phan tich chu nguoi tu tử tù của nguyễn tuân

****************************************************************

Chúng con cúi lạy ngày thiêng liêng nơi dòng sông Anoma, ngày mà Đức Phật đã từ bỏ thân phận cao quý của mình trở thành một vị Sa môn bình dị, sống không nhà với lý tưởng đi tìm con đường giải thoát cho tất cả chúng sinh đang rực cháy trong tim. Nhờ có sự ra đi vĩ đại ấy mà ngày hôm nay chúng sinh được sống trong tình thương vô tận của Phật, chúng sinh có giáo Pháp cao siêu vi diệu để cùng nhau nương tựa và thực hành. Và chúng con biết kính ngưỡng các vị Thánh Tăng A La Hán đệ tử của Người để chúng con có động lực, phước lành bước đi trên con đường tu học còn vô vàn gian nan phía trước.

Xin Phật gia hộ cho ai ai cũng đủ duyên lành được trở thành người xuất gia tu hành chân chính, là bậc Thầy mô phạm giữa cuộc đời để gìn giữ đến muôn đời sau nguồn đạo lý thiêng liêng bất tận mà Người đã dùng biết bao máu xương trong vô lượng kiếp mới tìm ra được.