Bàn Về Cờ Ngũ Sắc Tinh Kỳ Những Khái, Bàn Về Cờ Ngũ Sắc Và Cờ Họ Tộc

Cờ ngũ sắc còn được gọi là cờ thần, cờ truyền thống hay cờ lễ hội, được thiết kế dựa theo thuyết Âm dương – Ngũ hành, với hình vuông có 5 màu tượng trưng cho 5 hành khí: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
*
Cờ ngũ sắc tại Đền Hùng

Tổng quanvề cờ ngũ sắc

Khi đi qua các cơ sở tín ngưỡng, các nơi thờ tự như đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ... hay các nơi tổ chức lễ hội, ta thường thấy có treo hoặc cắm các lá cờ ngũ sắc với các kích cỡ khác nhau. Các lá cờ ngũ sắc làm tôn thêm vẻ linh thiêng, trang trọng của không gian tế lễ.

Bạn đang xem: Bàn Về Cờ Ngũ Sắc Tinh Kỳ Những Khái, Bàn Về Cờ Ngũ Sắc Và Cờ Họ Tộc

Không rõ cờ ngũ sắc cụ thể có từ khi nào, nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng, căn cứ các bức tranh cổ, các chuyện dân gian thì thấy cờ ngũ sắc đã sớm xuất hiện từ thời khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 – 43 CN). Như vậy, hàng nghìn năm nay cờ ngũ sắc đã được ông cha ta sử dụng trong quá trình đấu tranh giữ nước, trong các không gian sinh hoạt văn hóa tâm linh, tổ chức lễ hội và những hoạt động liên quan khác.

Cờ ngũ sắc còn được gọi là cờ thần, cờ truyền thốnghay cờ lễ hội, được thiết kế dựa theo thuyết Âm dương – Ngũ hành, có hình vuôngvới 5 màu: trắng, xanh lục (lá cây), xanh lam (hoặc đen hay tím), đỏ và vàng, tượng trưng cho 5 hành khí: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Đôi nét về Âm dương - Ngũ hành:

TheoDịch học thìThái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái… Thái cực là cõi hư vô; Lưỡng nghi là 2 yếu tố Âm - Dương; Tứ tượng là 4 trạng thái: Thái dương, Thiếu âm, Thái âm, Thiếu dương; Bát quái là 8 quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.

Âm Dương là hai mặt đối lập nhau của một thực thể như sáng - tối, cao - thấp, dài - ngắn, nóng - lạnh, đực - cái..., nhưng nó lại luôn thống nhất với nhau, dựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển, trong Dươngcó Âm, trong Âm có Dương... Sự đối lập và thống nhất của Âm Dương dẫn đến quá trình chuyển hóa: khi Dương phát triển đến cùng cực thì sinh Âm, Âm phát triển đến cùng cực thì sinh Dương. Mọi vật đều phát triển theo sự tiến hóa của Âm Dương, tức cái này giảm thì cái kia tăng, cái này mạnh thì cái kia yếu, cái này sinh ra thì cái kia mất đi... để luôn giữ được trạng thái cân bằng của Âm Dương.

Tứ tượng là các trạng thái biểu trưng cho quá trình chuyển hóa của Âm Dương nhưchu kỳ: sinh, thành, phế, hủy của vạn vật; chu kỳ4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông;4 phương: đông, tây, nam, bắc...

Người xưa quan niệm, từ thủavũ trụ mông lung, 5 hành khí đầu tiên là Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ đã tạo ra thế giới vật chất bao la. 5 hành khí đó gọi là Ngũ hành. Quy luật vận động cơ bản của Ngũ hành là luật Tương sinh - Tương khắc. Tương sinh tức cái này nuôi dưỡng, hỗ trợ, thúc đẩy cái kia, tạo điều kiện cho cái kia sinh sôi, phát triển; ngược lại, tương khắc tức cái này hạn chế, kìm hãm, thậm chí triệt tiêusựphát triển củacái kia. Có tương sinh thì sự vật mới có thể sinh sôi, phát triển. Nhưng chỉ dựa vào tương sinh thì sự vật sẽ phát triển một cách tràn lan, vô độ, dẫn đến hỗn độn, mất cân bằng. Vì vậy lại cần sự tác động củaquy luật tương khắc, kìm hãm bớt, đảm bảo sự phát triển hài hòa, cân đối.

Ngũ hành tương sinh (ký hiệu ->) là: Mộc -> Hoả -> Thổ -> Kim -> Thuỷ -> Mộc.

Ngũ hành tương khắc (ký hiệu ->/) là: Mộc ->/ Thổ ->/ Thuỷ ->/ Hoả ->/ Kim ->/ Mộc.

Như vậy ngũ hành là một vòng tròn khép kín, hết chu kỳ này sang chu kỳ khác, vận động không ngừng.

Ngũ hành phối với ngũ sắc có: Mộc màu xanh lá cây, Hoả màu đỏ, Thổ màu vàng (hoặc da cam), Kim màu trắng và Thuỷ màu đen (hoặc xanh lam hay tím).

Ngũ hành phối với 4 mùa: Mộc mùa Xuân, Hoả mùa Hạ, Kim mùa Thu và Thuỷ mùa Đông. Còn Thổ chia làm 4, nhập vào tháng thứ ba của 4 mùa.

Ngũ hành phối với các phương vị: Mộc phương đông, Hỏa phương nam. Kim phương tây, Thủy phương bắc, còn Thổ thuộc trung tâm.

Bố cục và các màu của cờ ngũ sắc

Xem thêm: kỹ sư kinh tế xây dựng tiếng anh là gì

Cờ ngũ sắc lấy màu trung tâm làm màu chủ đạo, chi phối 4 dải màu kế tiếp, dựa theo quan hệ Ngũ hành tương sinh. Ngoài cùng là diềm cờ màu đỏ, may theo hình ngọn lửa, thể hiện hình tượng ngọn lửa vĩnh cửu, mang sức sống trường tồn.

Quan sát các lá cờ thần, cờ ngũ sắc treo hoặc cắm ở các không gian tâm linh, lễ hội ta thấy cờ có nhiều loại, căn cứ vào màu nền trung tâm và sự biến đổi của các lớp màu viền tiếp theo trên mặt lá cờ. Nền giữa có lá mang màu đỏ, có lá màu vàng, có lá màu xanh, có lá màu tím, lá màu trắng..., từ đó màu các viền xung quanh cũng có sự thay đổi khác nhau. Riêng diềm ngoài cùng hầu hết đều giống nhau: đều mang màu đỏ, có hình dáng ngọn lửa đangcháy (cũng có một số ngoại lệ nhưng rất ít).


*
Đoàn rước cờ lễ hội với những lá cờ ở giữa có nhiều màu khác nhau

Một số người cho rằng thiết kếcờ truyền thống nhiều loại như trên là không đúng, bởi lẽ cờ ngũ sắc chỉ có một loại, đó là trung tâm cờ phải là màu đỏ, với lập luận Tổ tiên ta xưa kia lấy đức của Hỏa (màu đỏ) làm vua, mà theo quan niệm xưa, vua luôn ở vị trí trung tâm. Có người thìcho rằng trung tâm cờ ngũ sắc phải là màu vàng, vì trung tâm mang hành Thổ, ứng với màu vàng; vàng Thổ cũng tượng trưng cho đất mẹ nuôi sống con người và vạn vật. Có người lại bảotrung tâm phải là màu xanh, bởi vạn vật phát triển bắt đầu từ hành mộc, và vũ trụ chuyển động cũng bắt đầu từ phương Đông, mà phương Đông thuộc Mộc, đại diện cho Mộc là màu xanh... Như vậy mỗi người một quan điểm, ai cũng có lý lẽriêng của mình.Lại có ý kiến cho rằng, không thể gọi cờ ngũ sắc là cờ thần, bởi cờ không chỉ được sử dụng ở các không gian thờ cúng thần linh như đình, đền... mà còn sử dụng ở các không gian lễ hội, chùa chiền và các cơ sở tín ngưỡng khác, những nơi đóđâu có thờ thần!

Chúng tôi cho rằng các ý kiến trên là chưa hoàn toàn chuẩn xác, bởi mấy lý do sau:

Thứ nhất, chữ Thần trong cờ thần ở đây không mang ý nghĩa thần linh hay thần thánh, mà nó mang nghĩa thần thái, tinh thần. Cờ của một dân tộc, một tổ chức, một dòng họ hay một lễ hội nhất định... là biểu tượng thể hiện tinh thần, ý chí hay đặc trưng, cốt cách của dân tộc, tổ chức, dòng họ hay lễ hội đó. Chính vì vậy cờ thần (cờ ngũ sắc) không chỉ được sử dụng ở các cơ sở thờ cúngthần linh mà còn được sử dụng ở các không gian khác, với các mục đích khác nhau.

Thứ hai, từ xa xưa cờ ngũ sắc có nhiều loại, thuộc những chủ thể khác nhau. Để phân biệt chủ thể của lá cờ, người ta có nhiều hình thức, nhưng tựu chung thông qua 2 điểm chính là: nội dung chữ viết trên cờ và màu sắc trung tâm lá cờ.

Ngày xưa các tướng cầm quân ra trận, mỗi đạo quân đềucó một lá cờ riêng, trên lá cờ ghi rõ tên (họ) chủ tướng, hoặc ghi nội dung thể hiện ý chí, quyết tâm của tướng sỹ (như chuyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, nói về đạo quân của Trần Quốc Toản chẳng hạn). Đây là một hình thức phân biệt chủ thể của cờ, với mục đích thị uy, khoa trương thanh thế cũng như khích lệ, động viên tinh thần quân sỹ trong chiến trận.

Xưa kia quan niệmcương vực lãnh thổ được chia theo từng khu vực, vùng miền; mỗi vùng miền ứng với một chòm sao trong hệ thống Nhị thập bát tú chiếu dọi (gọi là vạch Tinh phân). Màu sắc đại diện cho chòm sao được lấy làm màu trung tâm của lá cờ, thể hiện đặc điểm, tinh thần, ý chí của vùng đất ứng với chòm sao đó. Chẳng hạn, lãnh thổ khu vực phía Đông ứng với chòm sao Thanh Long, chủ màu xanh, vậy màu trung tâm lá cờ của khu vực này là màu xanh; khu vực phía Tây ứng với chòm sao Bạch Hổ, chủ màu trắng, vậy trung tâm cờ là màu trắng; khu vực phía Nam ứng với chòm sao Chu Tước, chủ màu đỏ, vậy trung tâm cờ là màu đỏ; khu vực phía Bắc ứng với chòm sao Huyền Vũ, chủ màu đen, vậy trung tâm cờ là màu đen (hay xanh thẫm hoặc tím); còn khu vực Trung tâm được cho là ứng với chòm sao Hoàng Lân, chủ màu vàng nên trung tâm cờ mang màu vàng.

Ngày nay mặc dù chúng ta không theo phân biệt khu vực vùng miền, nhưng có lẽ các nhà thiết kế và các nhà tổ chức sự kiện không muốn sử dụng một mẫu cờ riêng rẽ nào khiến không gian đơn điệu, mà dùng tất cả các mẫu cờ truyền thống có từ xưa nhằm làm phong phú thêm, sinh động thêm không gian lễ hội chăng?

Kích thước cờ ngũ sắc

Cờ ngũ sắc được thiết kế theo nhiều kích cỡ để sử dụng trong các không gian và mục đíchkhác nhau. Cờ loại to gọi là cờ đại, cờ có kích thước trung bình gọi là cờ trung, kích thước nhỏ gọi là cờ tiểu.Tùy theo quy mô, tính chất từng lễ hội mà ban tổ chức cho thiết kế lấy kích thước cờ ngũ sắc sao cho phù hợp với ý nghĩa của sự kiện. Chẳng hạn năm 2010, kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Ban tổ chức đã sử dung lá cờ ngũ sắc với cạnh hình vuông ngoài cùng màu xanh dương với kích thước 20,10m, tượng trưng cho năm Đại lễ là năm 2010 và cạnh hình vuông trong cùng màu vàng có kích thước 10,10m, tượng trưng cho năm định đô Thăng Long là năm 1010. Đây được coi là lá cờ ngũ sắc độc đáo và lớn nhất từ trước tới thời điểm đó. Thường thì người ta hay lấy số đo một cạnh hình vuông lá cờ có tổng của các chữ số là một số lẻ như: 1m, 1,20m, 2,10 m, 3m, 4,50m, 5m... (đây là số đo cạnh hình vuông ngoài cùng, không tính diềm cờ). Có những cách giải thích khác nhau nhưng nhiều người cho rằng, người ta chọn số đo là số lẻ bởi số lẻ là cơ số, là số dương, số động, biểu thị cho sự phát triển không ngừng.

Ngoài cờ ngũ sắc hình vuông, đâu đó ta còn bắt gặp loại cờ hình tam giác (cờ đuôi nheo), tuy nhiên loại cờ này chủ yếu có kích thước nhỏ và được dùng để cắm.

Xem thêm: tại sao người ta lại nói rừng cây như một lá phổi xanh của con người

Phân biệt cờ ngũ sắc truyền thống với cờ Phật giáo

Chúng ta cũng cần phân biệt cờ ngũ sắc truyền thống với cờ Phật giáo. Cờ Phật giáo hiện nay được sử dụng ở các chùa chiền hoặc các không gian sinh hoạt tâm linh của các tín đồ Phật giáo. Cờ được Đại hội Phật giáo Thế giới lần thứ II họp ở Nhật Bản năm 1952 thông qua và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất sử dụng ở Việt Nam. Cờ Phật giáo cũng có 5 màu nhưng ý nghĩa và bố cục các mảng màu trên nền cờ hoàn toàn khác với cờ ngũ sắc truyền thống.

(Xin xem hình ảnh cờ phía dưới để tham khảo - ở đây xin phép không đi sâu vào việc giới thiệu chi tiết cờ Phật giáo).