9 Điều Nên Biết Về Di Lặc Bồ Tát : Vị Phật Với Nụ Cười Vô Tư Lự

Phật Di Lặc là một vị bồ tát của Phật giáo. Ngài là hình ảnh Đức Phật rất gần gũi với những người dân Việt Nam chúng ta. Bài viết này Phố Đồ Gỗ xin chia sẻ tới quý vị độc giả sự tích về Đức Phật Di Lặc và truyền thuyết về Phật Di Lặc xuất thế.

1, Sự tích về tên của Phật Di Lặc.

Chúng ta hay gọi Ngài là Di Lặc, đây thật ra là cách phát âm của Maitreya trong tiếng Phạn, dịch theo tiếng Trung Quốc là Từ Thị.

Bạn đang xem: 9 Điều Nên Biết Về Di Lặc Bồ Tát : Vị Phật Với Nụ Cười Vô Tư Lự

Định nghĩa Tiếng Phạn: Tiếng Phạn là ngôn ngữ cổ của Ấn Độ hay còn được gọi là bắc Phạn. Ấn Độ là nguồn gốc của Phật giáo nên tên các vị Bồ Tát của Phật giáo thường được xuất phát từ đây.

*

Vì thế, chúng ta phải hiểu nguồn gốc tên Di Lặc của Ngài chỉ là một thói quen phát âm của dân tộc Việt Nam chúng ta. Cũng có thuyết nói tên Ngài là Ajita, dịch theo tiếng Trung Quốc là Vô Năng Thắng, phiên âm theo tiếng Việt thì được đọc là A-dật-đa. Trong bài viết này chúng ta sẽ phân tích hai cái tên của Ngài là Từ Thị và Vô Năng Thắng. Định nghĩa tên Từ Thị của Ngài. Thị là họ của Ngài, còn Từ là Từ bi. Về tên Từ Thị này thì có 2 truyền thuyết lý giải tên Từ Thị của Ngài là:

Truyền thuyết kể lại khi mẹ của Ngài mang thai Ngài. Người mẹ của Ngài không hề ăn thịt cá, không hề sát hại chúng sanh nên khi Ngài được sinh thành người Mẹ đặt tên cho Ngài là Từ. Và cha của Ngài mang họ Thị nên Ngài được đặt tên là Từ Thị.Cũng có truyền thuyết kể lại rằng khi xưa, Ngài tu về từ bi tam-muội nên cái tên Từ Thị được hình thành từ ấy.

Định nghĩa Từ Bi tam-muội. Tam-muội hay Tam-Ma-Địa là phiên âm theo tiếng Việt của từ Samadhi trong tiếng Phạn. Tam muội là một trạng thái cực tịnh của thân tâm người tu tập về hợp nhất với cái rỗng không cùng cực của tâm thức. Chúng ta hiểu tam muội là một trạng thái đỉnh cao nhất, tối thượng nhất của tu tập. Di Lặc đã tu lòng từ bi tới mức độ tối thượng nhất nên được gọi là Từ bi tam-muội.

Tiếp theo là tên Vô Năng Thắng của Ngài. Theo định nghĩa của tiếng Hán có nghĩa là không thể hơn được. Vì Ngài là bậc tu pháp môn Lục Độ Ba-La-Mật tới bờ bỉ ngạn và không ai có thể thắng hơn được Ngài. Do đó mà mọi người gọi Ngài là Vô Năng Thắng.

Định nghĩa Lục Độ Ba-La-Mật: Lục Độ Ba-La-Mật là 6 phương tiện để người từ bờ mê qua bờ giác. Đây là pháp tu của bậc Bồ Tát. Nhưng Bồ Tát không hề an vị tại bờ giác vì mục đích tu hành của Bồ Tát không chỉ nằm ở việc hoàn thiện mình mà chính là cứu độ chúng sanh.

*

2, Sự tích về Phật Di Lặc giáng thế

Theo truyền thuyết khi Đức Phật còn tại thế thì Phật Di Lặc là một người được sinh ra tại miền Nam Thiên Trúc, Ngài là một người ở đẳng cấp Bà-la-môn.

Định nghĩa Bà-la-môn: Bà-la-môn là một đẳng cấp cao nhất của người Ấn Độ thời đó, thậm trí còn cao hơn cả vua chúa. Họ là những bậc tu sĩ, triết gia, học giả và là những người lãnh đạo tôn giáo của Ấn Độ được rất nhiều người dân tôn trọng. Họ là những người thống trị đời sống tinh thần của người Ấn Độ. Họ phụ trách những công việc như lễ nghi, cúng bái thần linh.

*

Sau khi gặp Phật, Ngài xuất gia và tu theo hạnh Bồ Tát. Truyền thuyết về Phật Di Lặc được rất nhiều kinh nhắc tới, chúng tôi có tìm hiểu theo nhiều kinh và thuật theo Kinh A-hàm (Đây là bộ Kinh truyền thống, căn bản và sơ khai nhất của Phật giáo). Trong kinh A-hàm có 5 bộ và theo bộ Trường A-hàm có kể lại: Đức Phật có dạy rằng: Sau này ở cõi ta-bà mọi người trở nên rất độc ác và họ bỏ qua mười nghiệp thiện và chỉ làm mười nghiệp ác.

Định nghĩa Cõi ta-bà: Ta-bà là Saha theo tiếng Phạn, có nghĩa là ráng chịu đựng. Mọi người sống tại đây chịu rất nhiều đau khổ do làm nghiệp ác, chịu nhiều phiền não do tham sân si chi phối, lạc trong vòng luẩn quẩn nhưng lại một lòng nhẫn chịu không mong có ngày thoát ra. Cõi ta-bà nằm trong phạm vi hóa độ của Phật Thích Ca Mau Ni và Trái Đất chúng ta đang sống chỉ là một hành tinh trong đó.

Định nghĩa mười nghiệp thiện và mười nghiệp ác. Nghiệp trong tiếng Phạn là karma có nghĩa là hành động. Mười nghiệp ác trong Phật giáo là: 1. Nghiệp ác về thân có 3 nghiệp là: Sát sanh, trộm cắp, dâm dật (hành động chỉ hoạt động tình dục thoáng đãng quá thể, không kiềm chế) 2. Nghiệp ác về khẩu có 4 nghiệp là: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều (nghĩa là ở bên này nói xấu bên kia rồi sang bên kia nói xấu bên này, ở trung gian rồi gây thù oán cho hai bên), nói lời hung ác. 3, Nghiệp ác về Y có 3 nghiệp là: Tham lam, giận hờn, si mê. Từ mười nghiệp dữ đó chúng ta có được mười nghiệp lành tương ứng là: không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dật, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác, không tham lam, không giận hờn, không si mê.

Dần con người càng làm nhiều nghiệp ác hơn và giảm dần việc làm nghiệp thiện. Cho tới khi con người quý mười nghiệp ác như thuở xưa con người quý mười nghiệp thiện. Khi mà nghiệp ác con người làm nhiều quá khiến cho luật nhân quả giảm tuổi thọ của con người xuống chỉ còn 10 tuổi (hiện nay tuổi thọ con người được coi là 100 tuổi). Vào thời điểm đó, thế giới sẽ xảy ra tai nạn đao binh – đó chính là tác động của nhân quả. Đao binh ở đây không phải là con người chúng ta giết hại lẫn nhau mà chính cây, cỏ, lá cây cũng có thể biến thanh đao kiếm và chặt, cắt, chém chúng ta chết. Khi chúng ta trải qua được kiếp nạn đao binh thì chúng ta tiếp tục gặp phải kiếp nạn bệnh dịch khiến cho hầu hết con người trên thế giới chết dần chết mòn.

Xem thêm: mẫu bảng theo dõi tiến độ công việc bằng excel

*

Khi ấy, thế giới chỉ sót lại những người tu hành ở ẩn trên núi cao. Khi họ sống qua thời gian đao binh, bệnh dịch kia, họ tìm thấy những người thân thích, họ hàng của mình đã chết và họ mới biết được từ trước tới giờ những người thân thích, họ hàng của mình chỉ làm những việc ác dẫn tới báo ứng xảy ra. Do đó, họ đã cố gắng nỗ lực tu mười nghiệp thiện trở lại cho mọi người, cứ tu 100 năm thì tuổi thọ trung bình của con người chúng ta tăng thêm 1 tuổi. Khi con người tu tới khi tuổi thọ của con người là 80.000 tuổi, Phật Di Lặc sẽ hạ sanh ở dưới gốc cây Long Hoa và khi ấy được gọi là hội Long Hoa.

Cũng có một huyền ký khác trong Kinh A-Hàm tại bộ Trung A-hàm 13, kinh 66. Ở kinh này có thuật lại câu chuyện khác về việc hạ sanh của Đức Phật Di Lặc là: Sau khi mọi người được Phật Thích Ca Mâu Ni huyền ký về sự ra đời của một vị vua Chuyển luân vương có tên là Loa, đây là vị vua quay bánh xe. Ngài có bốn thứ bánh xe là bánh xe vàng, bạc, đồng và sắt. Khi ấy, có một vị tăng sĩ tên là A-di-đá đứng dậy tâu bày với Đức Phật, ông muốn sau này ông sẽ được trở thành vị vua Chuyển luân vương ấy. Ông nói: “Bạch Thế Tôn (Bạch là tâu bày, Thế Tôn ý nói Đức Phật Thích Ca Mâu Ni)! Một thời gian lâu dài ở vị lại (vị lại ý nói tới tương lai, kiếp kế tiếp), lúc con người thọ tới tám vạn tuổi, con sẽ có thể làm vua Chuyển luân vương, hiệu là Loa” Ước nguyện này của tăng sĩ A-di-đá bị Đức Phật khiển trách: “Ngươi là kẻ ngu si(ý nói không có trí sáng suốt, ngu tối mê muội), chỉ nên chết thêm một lần, sao lại mong một lần tái sanh nữa”. Vị tăng sĩ này bị Đức Phật quở trách vì không mong chấm dứt sự đau khổ của luân hồi, sinh tử, chứng nghiệm vô thượng Niết-bàn mà lại muốn tái sinh nhiều đời kiếp nữa để được làm vua chúa.

Giải thích chứng nghiệm vô thượng Niết-bàn. Chứng nghiệm vô thượng là sự hiểu biết không từ ký ức, Niết-bàn ý nghĩa là dập tắt, thổi tắt. Ý nói là khổ diệt, tiêu diệt được những nỗi khổ hay còn được gọi là Giải thoát. Đây được hiểu là vị tăng sĩ này chưa hiểu biết thật sự về giải thoát.

Sau đó, Phật Thích Ca Mâu Ni huyền ký về vị Phật tương lai hiệu Di Lặc, cũng hạ thế trong triều đại của vị Vua Chuyển Luân Vương, hiệu là Loa kia. Khi ấy, vị tôn giả (A La Hán) Di Lặc cũng xuất hiện ở trong hội chúng (hội họp những thành viên trong Tăng đoàn). Ngài đứng dậy chắp tay tâu bày với Đức Phật, phát nguyện xin được là vị Phật được huyền ký đó. “Bạch Thế Tôn! Một thời gian lâu dài ở vị lại, lúc con người thọ tới tám vạn tuổi, con sẽ trở thành Phật hiệu là Di Lặc Như Lai”. Phát nguyện này của Di Lặc được Phật Thích Ca Mâu Ni tán dương, khen ngợi: “Lành thay! Lành thay! Di Lặc ngươi phát tâm cực diệu là lãnh đạo đại chúng.”

Giải thích Phát tâm cực diệu. Phát tâm gọi đầy đủ là Phát bồ đề tâm. Tức là phát khởi tâm mong cầu giải thoát khổ nạn, phát nguyện cầu giác ngộ Bồ Đề, chỉ trạng thái giác ngộ của Phật. Phát tâm có ba loại là 1 Phát tâm đại trí: Dùng trí tuệ rộng lớn của Phật để hóa độ hết thảy chúng sanh. 2 Phát tâm đại bi: Thương xót hết thảy chúng sanh, thệ nguyện cứu vớt chúng sanh. 3 Phật tâm đại nguyện: Đây là tâm nguyện rộng lớn, sâu dày của Phật mong tất cả chúng sanh thành Phật. Cực diệu là cực kỳ huyền diệu.

Ngay khi ấy, Phật Thích Ca Mâu Ni bảo ngài A-nan-đà (còn được gọi là A-nan, đây là anh em con chú bác của Phật Thích Ca Mâu Ni) mang ra chiếc áo được dệt từ kim tuyến được bà Kiều-đàm-ni (Bà là nữ Tăng sĩ đầu tiên xuất gia tại thời Đức Phật còn tại thế) hiến cúng Phật rồi trao chiếc áo đó cho Di Lặc. Phật nói: “Này A-nan, ngươi hãy lấy chiếc tấm y (áo) được dệt bằng sợi tơ vàng mang lại đây. Nay Ta muốn cho Tỷ-kheo (Tăng sĩ) Di Lặc.” Tuy ước nguyện được tái sinh nhiều đời nữa nhưng Di Lặc được Đức Phật khen ngợi vì ước nguyện quảng đại của Ngài. Ngài mong muốn cứu hộ thế gian và mong cầu thiện lợi, mong an ổn khoái lạc cho thế gian. Tóm tắt lại thì Phật Di Lặc là một vị Phật của tương lai. Sau một thời gian dài, Ngài kế tiếp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên truyền và truyền thừa Phật Giáo. Hiện tại, Ngài đang là Bồ Tát trú tại cung trời Đâu-suất (đây là một cõi tịnh độ trong pháp giới). Sự hiện hữu này được giáo pháp do đức Phật tuyên thuyết gọi là nhất sinh bổ xứ Bồ Tát. (nhất sinh bổ xứ còn được gọi là nhất sinh sở hệ, gọi tắt là Bổ xứ. Người sinh ra một lần cuối cùng ở nhân gian để thành Phật).

*

3, Sứ mệnh giáo hóa chúng sanh của Phật Di Lặc

Phật Thích Ca Mâu Ni có nói với Phật Di Lặc rằng: “Này Di Lặc, nay ta đem Pháp giác ngộ vô thượngchính đẳng chính giác (vô thượng chính đẳng chính giác là giác ngộ tột cùng, chỉ sự giác ngộ của vị Phật) đã tập thành trong “vô lượng kiếp phó chúc” cho ông. Vào thời tương lai, đời sau, giai đoạn chính pháp bị suy yếu, ông hãy dùng khả năng thần thông của mình để giảng truyền rộng rãi những kinh như vậy nơi cõi Diêm-phù-đề, chớ để bị đoạn tuyệt.”

Giải thích Vô lượng kiếp. Vô lượng là vô số, con số lớn nhất trong Phật giáo. Phó chúc là giao phó, giao cho trách nhiệm, nhiệm vụ.

*

Vì sao Phật lại đem Chánh pháp phó chúc cho Đức Phật Di Lặc? Vì Di Lặc chính là hiện thân của Từ Thị – lòng từ bi, sự tử tế và lòng nhân từ độ lượng. Theo đặc tính này mà trong tất cả những việc hóa độ chúng sanh của Ngài, Ngài luôn dùng lòng từ bi để dìu dắt con người, khiến họ phát Bồ-đề tâm. Hễ khi nào còn có chúng sanh chứa đầy “tâm” từ khởi hành (Khởi hành là nhờ tâm bồ-đề mà phát hạnh nghiệp) trên cỗ xe Bồ-tát. Khi ấy Chánh pháp không thể bị đoạn diệt.

Chánh pháp là giai đoạn kéo dài 500 năm sau ngày Phật nhập diệt. Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng pháp nghi, giới luật của Ngài dạy vẫn còn vững chắc, vẫn được chúng sanh noi theo.

Xem thêm: so sánh khởi nghĩa yên thế với phong trào cần vương

Giải thích Bồ-đề tâm. Đây chỉ tâm đã nguyện thành công sự giác ngộ tối thượng với Phật pháp. Bồ-đề tâm đó chính là mong ước cháy bỏng của một chúng sinh tự biết mình đang sống trong cảnh tối tăm, đọa đầy khổ nhục, mong tìm được con đường sáng để giải thoát bản thân nhờ Phật pháp. Ước nguyện của người ấy không chỉ là làm cho bản thân mà còn mong muốn giải thoát cho những người khác có chung cảnh ngộ với mình. Bồ-đề tâm chính là ý chí kiên cường bất khuất của một người muốn thoát khỏi sự chói buộc, chà đạp dưới sự tham vọng điên cuồng của bản thân và của một tập thể những người xung quanh.

*

Vì Di Lặc là thể hiện của phẩm chất Ajita- Vô Năng Thắng – “Bất khả chiến bại”. Sự bất khả chiến bại thể hiện sự chiến đấu với phiền não do tự thân sinh ra, chiến đấu với tham-sân-si, dẹp yên được nhiễm ô (Nhiễm ô chỉ vô tam độc – 1, ngu si (vô minh) chỉ sự u mê, không hiểu. 2, tham lam. 3, sân hận (giận, tức, ghét những điều không như ý). Di Lặc đã đạt tới lòng từ bi Vô Năng Thắng – Không ai có thể hơn được. Chánh pháp chính là chân lý, đây chính là ngọn cờ giúp con người đánh bại được phiền não. Khi nào còn hiện thân của phẩm tánh Ajita thì Chánh pháp không thể nào bị đoạn tuyệt. Đức Phật Di Lặc không chỉ tồn tại ở Thiên cung Đâu-suất xa xôi mà Ngài đang hiện hữu trong mỗi chúng ta. Ngài luôn xuất hiện khi chúng ta có biểu hiện của lòng tư bi và kết hợp với Bồ-đề tâm. Vì thế mà bất cứ nơi đâu có người phát triển tâm từ, thực hiện hạnh hỷ xả (chỉ trạng thái vui mừng khi bố thí tiền của), nguyện thành công bốn vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả thì ở nơi đó sẽ có Đức Phật Di Lặc xuất hiện. Ngài sẽ hướng dẫn chúng sanh chiến đấu với phiền não tự thân, để họ không thể thất bại trước tham vọng công danh, tiền tài hay những ân huệ dư thừa của thế tục. Đây là bài viết được Phố Đồ Gỗ tổng hợp lại qua việc nghiên cứu rất nhiều kinh Phật, truyền thuyết của Đức Phật còn lưu truyền lại tới ngày nay. Rất hi vọng sẽ mang tới cho quý bạn đọc những kiến thức thật sự hữu ích về Sự tích Đức Phật Di Lặc và câu chuyện Phật Di Lặc giáng thế.