Nếu có dịp đến Đồng Nai, du khách không nên bỏ qua chuyến tham quan, vãng cảnh chùa tại Quan âm Tu viện – tọa lạc tại khu phố 3, ấp Tân Bản, phường Bửu Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai. Đến đây, du khách như được tìm về chốn thanh tịnh, xua tan đi mệt mỏi, lo toan giữa bộn bề cuộc sống và khám phá những nét đẹp truyền thống, văn hóa chốn đất Phật linh thiêng này.
Bạn đang xem: Về Đây Quan Âm Tu Viện Biên Hòa, Đồng Nai, Quan ÃM Tu Viá»N (Biãªn Hã²A)

Quan âm tu viện nguyên gốc trước đây là chùa Linh Sơn tọa lạc ở núi Dinh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 1965, chùa Linh Sơn bị bom đạn tàn phá thiêu rụi nên Hòa thượng Thích Thiện Phước và Ni trưởng Thích nữ Huệ Giác đã cùng các sư về Biên Hòa và xây dựng lại chùa trên phần đất của anh em ông Phạm Văn Hai cúng dường. Đến nay, Quan âm tu viện có tất cả 20 công trình lớn nhỏ chia theo từng khu vực như: nhà thờ tự, nhà sinh hoạt, khu học tập, khu chữa bệnh và nhà từ thiện xã hội. Đặc biệt là Thánh tháp Huyền diệu Quán Thế âm bồ tát sừng sững uy nghiêm được xây dựng vào ngày 16/6 âm lịch năm Mậu Thân (1968) – tháp được xây dựng theo kiểu tháp hình tứ trụ, cao 12m và có tượng Bồ tát Quan thế âm bằng cẩm thạch cao 7m. Phía sau là tháp Địa Tạng Bồ tát, tượng cao 5,5m do nhà điêu khắc Mai Lân tạc năm 1970, ngoài ra còn có tháp A Di Đà cao 7,5 mét được bố trong khuôn viên 16.000m2 của nhà chùa.
Ngoài ra Quan Âm tu viện còn có các khu vực Đông viện, Tây viện, Hậu viện, khu chư Tăng, chư Ni, khu Trường học, khu Học viện Phật giáo, khu vực tu tịnh, khu an dưỡng, nhà dưỡng lão, trại cô nhi… được thiết kế xây dựng rất khoa học tạo thành thế liên hoàn thuận lợi cho công tác tu học, làm việc, sinh hoạt của Trụ trì và Chư, Tăng ni trong tu viện. Từ cổng chính đi vào, phía bên trái Quan âm tu viện là nhà chữa bệnh, bốc thuốc nam miễn phí cho khách thập phương, nơi đây thu hút rất nhiều người đến khám và chữa bệnh bởi sự tận tâm và nhiệt tình.

Tháng 3/2016 Quan âm Tu viện được Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo công nhận là “Di sản văn hóa phật giáo tỉnh Đồng Nai” và được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam công nhận là “cơ sở tâm linh linh thiêng cổ tự”. Hàng năm, vào ngày 28,29 tháng 7 và ngày mồng 01/8 là Đại lễ lớn nhất trong năm tại Quan âm tu viện thu hút hàng ngàn khách thập phương, tăng ni, phật tử từ các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Long An, Vĩnh Long, Cà Mau, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Sài Gòn, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Đồng Nai… về tham gia Lễ Húy Kỵ của cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Phước.
Xem thêm: so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo

Hằng năm, Quan âm Tu viện thu hút hàng ngàn phật tử về tham quan và cúng bái
Xem thêm: vì sao nói atp là đồng tiền năng lượng của tế bào

Nếu một lần ghé thăm Quan âm tu viện, du khách sẽ thật sự thích thú nơi đây, bởi sự yên tĩnh và linh thiêng chốn cửa Phật như đưa du khách tìm về chốn bình yên giữa cuộc sống nhiều bộn bề, lo toan. Đặc biệt hơn hết là khuôn viên thoáng đãng, mát mẻ và mâm cơm chay giản dị lúc nào cũng được bày biện sẵn sàng phục vụ khách hành hương, cúng bái mỗi ngày. Và khi đến đây, dùng một bát cơm chay với nhiều món được chế biến đa dạng, bắt mắt và ngon miệng với câu cửa miệng các sư cô thường nhắc khéo: “ăn bằng muỗng gắp bằng đũa” để dù thức ăn còn thừa thì người sau dùng vẫn thấy ngon miệng – sẽ là những trải nghiệm thú vị và đầy ấn tượng nơi linh thiêng cổ tự này.
Bình luận