Tiếp Quan Niệm Về Cái Chết Của Người Việt Nam, Quan Niệm Của Phật Giáo Về Cái Chết

Trướchết, người phương Đông cho rằng, thậm chí khẳng định rằng :Con người có hai phầnlinh hồn và thể xác. Tức là thừa nhận sự tồn tại của linh hồn.
*

*

Cũng vì quan niệm như trên mà người phươngĐông cho rằng, cái chết chỉ là sự ngưnghoạt động của thể xác. Linh hồn thoát ra mở đầu một hành trình mới. Tuy người sốngkhông thể nhìn thấy linh hồn nhưng hồn, vía có thể quan sát, nhìn thấy và hiểuđược mọi hành động, suy nghĩ của người sống. Linh hồn vẫn có thể ăn uống (dướimột dạng thức khác) nên mới có tục cúng kiếng thực phẩm, nước uống; vẫn đi lại,ăn mặc, dùng tiền nên có tục đốt vàng mã; vẫn thưởng thức cái đẹp nên bày hoa,đốt nhang trầm; thậm chí nhiều vật dụng cá nhân, tài sản quí như vàng bạc, vũkhí được chôn theo người chết. Thậm chí động vật, hay cả con người bị buộc phảituẫn táng theo người chết để phụcvụ cho người chết, tái hiện lại một cuộc đời mới giống như những gì có được lúcsinh thời.
Từđó, người phương Đông dần hình thành những quan niệm về thế giới bên này, thế giới bên kia.Hay cao hơn là thiên đường và địa ngục. Đó là những chốn trú ngụ, hay nói cáchkhác là thế giới của người chết. Một thế giới cách biệt mà người sống không thểbiết đến, trừ một số người có khả năng đặc biệt. Người lúc sống thế nào thì khithác sẽ vào nơi tương ứng. Ví như người tốt đẹp thì được lên thiên đường, nơisướng vui và nhiều hạnh phúc. Trong lí tưởng của các tín đồ Hồi giáo, người tửvì đạo sẽ được lên thiên đàng có sự phục vụ của bảy thánh nữ đồng trinh. Cònngười ác đạo phải chịu đày xuống địa ngục, chịu những hình phạt ghê gớm hết sứckhổ đau. Trong một số tín ngưỡng, tôn giáo, thế giới thiên đường và địa ngục đượckhắc họa, hình dung chi tiết và đầy đủ đến mức hoàn chỉnh đáng kinh ngạc.
*

Ngườiphương Đông đã hình thành những tư tưởng bậc cao về sự tái sinh là luân hồi, thậmchí khái quát lên thành các giáo điều trong tín ngưỡng, tôn giáo. Có thể thấyrõ ràng nhất trong Phật giáo với thuyết Luân hồi.Thuyết luân hồi hay tái sinhcó ý nghĩa vô cùng sâu sắc và chi li: mọi sinh vật, sau khi chết sẽ chuyển hóatừ một thân xác này sang một thân xác khác. Ngay cả loài vật và loài cây cỏcũng vậy. Luân hồi hay tái sinh (Reincarnation) là sự chuyển hóa hay sự chuyểnsinh, đầu thai (Transmission) của linh hồn. Nói rõ hơn là khi chết, linh hồn sẽchuyển từ thân xác này để nhập vào một thân khác. Khi chết thân xác hủy hoạitan rã, chỉ có linh hồn tồn tại.Theo Phật giáo thì luân hồi, tái sinh là một phảnứng nghịch lại, là một sự báo ứng tự nhiên của mọi hành động. Mỗi hành động đềucó những phản ứng dội lại cho hành động gây ra. Chữ luân hồi theo Phật giáo lấytừ Phạn ngữ là Samsàra.Con người phải trải qua nhiều kiếp cho đến khi chịu đủ sựtrả quả tương xứng về những gì đã làm và không tạo nên nghiệp xấu thì mới mongđược tới cõi an lạc mà Phật giáo gọi là cõi Niết Bàn (Nirvana). Những ai phạmđiều xấu, ác thì khi chết phải đọa vào địa ngục và chịu những sự xử phạt côngminh. Người Việt Nam sớm đã hình thành những khái niệm về luân hồi, được thể hiệntrong các câu chuyện cổ mà rõ ràng nhất là Tấm Cám. Cô Tấm bị mẹ ghẻ và Cám giếthại nhưng không chết đi mà bước vào vòng luân hồi nhiều lần hóa thân chuyển kiếp.Để rồi cuối cùng tái sinh trở lại với cuộc đời. Truyện Tấm Cám không chỉ có ở Việt Nam mà còn có nhiều phiên bản tương tự ở khắp các nước châu Á.Xa hơn một chút, ngay trong thực tế,ở cao nguyên Tây Tạng nơi xuất phát của Phật giáo Kim cương thừa.Người Tây Tạng tin rằng,vị Phật Sống- Lạt Ma của họ khi qua đời sẽ lại tái sinh để chăn dắt và che chởcho dân tộc họ. Tại một số nước châu Á,khi một cặp sinh đôi trai-gái ra đời, người ta sẽ tổ chức hôn lễ cho chúng vìcho rằng, hai đứa trẻ là cặp tình nhân kiếp trước không đến được với nhau. Quanniệm này cho thấy trong tư duy của người phương Đông: Chết không phải là hết.Và cuộc sống mới bắt đầu là sự chuyển kiếp của các linh hồn.
*

Nhưvậy, linh hồn và cái chết trong quan niệm của người phương Đông mang một số nétchính như: Thừa nhận có linh hồn, tồn tại bên trong thể xác con người. Khi conngười chết đi, linh hồn thoát ra và tiếp tục hành trình của mình: Hoặc lênthiên đàng, hoặc xuống địa ngục. Hoặc luân hồi và tái sinh v.v…Những quan niệmnày đều thể hiện rõ tính duy tâm trong tư duy của người phương Đông. Trái vớiphương Tây luôn nhìn nhận, quan sát cái chết dưới góc nhìn khoa học, duy vậtvà phủ nhận sự tồn tại của linh hồn.
Tuynhiên, từ xưa đến nay ngày càng có nhiều các hiện tượng kì bí xảy ra trên khắpthề giới mà các nhà khoa học không tài nào lí giải được. Vậy, trên một phươngdiện nào đó có thể nói rằng, thực tế đang dần chứng minh cho sự tồn tại của nhữngthế lực siêu nhiên. Những thế lực rất gần với khái niệm linh hồn hay thế giớibên kia mà vốn từ lâu đã định hình trong tâm thức người Đông phương.