Tìm Hiểu Sự Tích Tết Nguyên Đán, 3 Sự Tích Về Tết Nguyên Tiêu

Sẽ chẳng có gì thú vị và ý nghĩa hơn khi cả gia đình quây quần bên nồi bánh chưng xanh, ba mẹ kể cho con nghe về sự tích ngày Tết, gieo vào lòng con những giá trị tốt đẹp của ngày Tết cổ truyền, để con biết trân trọng những nép đẹp của văn hóa dân tộc và có một mùa xuân đong đầy yêu thương, ngập tràn hạnh phúc.

Bạn đang xem: Tìm Hiểu Sự Tích Tết Nguyên Đán, 3 Sự Tích Về Tết Nguyên Tiêu

Xuân "gõ cửa" khi đất trời còn đang khẽ nép mình trong tấm chăn màu khói của mùa đông. Hơi thở xuân nồng nàn trên các ngõ phố, trên những con đường quê, đượm sắc vàng tươi của hoa mai, sắc hồng thắm của hoa đào đang hé nở. Xuân chính là món quà quý giá của tạo hóa dành cho những người ngày ngày bộn bề với cuộc sống khá nhiều lo toan được sum họp bên nhau trong mái ấm của gia đình, của tình thân. Còn trong mắt trẻ thơ, xuân là cả một thế giới tinh khôi và căng tràn nhựa sống; là ngày hội được tung tăng khoe sắc trong tiếng cười giòn tan, được nhận những phong bao lì xì đỏ thắm, là niềm vui sướng rộn rã xúng xính trong bộ quần áo mới… Còn gì tuyệt vời hơn khi trong không khí mùa xuân ấy, ba mẹ và con cái đượcquây quần bên nhau, cùng kể cho nhau nghe những sự tích ngày Tết.

*

Sự tích ngày Tết

Ngày xưa, con người chưa biết tính thời gian và tuổi của mình. Ở nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Một lần, nhà vua nảy ý định muốn ban thưởng cho người già nhất trong nước. Cả nước tưng bừng, làng làng họp bàn để chọn người già nhất nhưng không làng nào chọn được vì chẳng ai biết mình bao nhiêu tuổi. Thấy vậy, nhà vua liền phái một đoàn sứ giả đi tìm các vị thần để hỏi. Đoàn sứ giả lên đường và vị thần đầu tiên họ gặp là thần Sông. Nghe sứ giả hỏi, thần Sông lắc đầu trả lời:

- Ta ở đây đã lâu nhưng chưa bằng mẹ Biển cả của ta, hãy đến hỏi mẹ ta.

Được hỏi, thần Biển chỉ tay lên rặng núi xa xa và nói:

- Hãy hỏi thần Núi vì khi ta lớn lên thì thần núi đã già rồi.

Đoàn sứ giả lại lặn lội đến gặp thần Núi. Thần Núi cũng chỉ lắc đầu chỉ tay lên trời:

- Hãy đến hỏi thần Mặt Trời. Lúc ta mới chào đời, ta phải nhắm mắt vì ánh nắng của thần. Thần Mặt Trời còn ra đời trước cả ta.

Đoàn sứ giả thất vọng quay về. Đến một khu rừng, họ gặp một bà lão nét mặt buồn rầu ngồi chăm chú trước cây đào. Đoàn sứ giả đến gần hỏi:

- Thưa cụ, tại sao cụ lại ngồi đây?

- Tôi đến đây để hái hoa đào. Thuở trước con tôi đi xa, cây đào này nở hoa. Bây giờ, mỗi lần hoa đào nở tôi lại ra hái một bông về để nhớ đến con tôi.- Bà lão trả lời.

Một ý nghĩ chợt lóe lên, đoàn sứ giả từ biệt bà lão trở về kinh đô. Họ tâu lên vua việc gặp bàlão hái hoa đào tính thời gian chờ con. Nhà vua vốn thông minh nghĩ ngay ra cách tính tuổi con người: cứ mỗi lần hoa đào nở thì tính một tuổi. Sau này, người ta biết mười hai lần trăng tròn rồi lại khuyết, hoa đào sẽ nở một lần.

Cảm động khi nhớ đến bà lão hái hoa đào, nhà vua truyền cho thần dân cả nước rằng mỗi lần hoa đào nở mở hội ba ngày, ba đêm. Những ngày vui ấy, sau này người ta gọi là Tết và phong tục này còn truyền mãi đến bây giờ.

Sự tích hoa đào

Ngày xửa ngày xưa, có một cây hoa đào mọc trên núi Sóc Sơn, Bắc Việt rất lâu rồi. Cành lá của nó vô cùng to lớn, bóng cây rộng đến mức đủ che kín cả một vùng.

Xem thêm: đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 4 môn toán

Ngày đó ở trên cây đào khổng lồ có hai vị thần, một là Trà, còn lại là Uất Lũy. Cả hai đều có công tiêu diệt yêu quái, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân chúng trong vùng. Do sợ hãi quyền năng của hai vị thần kia nên lũ yêu quái cũng đâm ra sợ hãi cây đào, nhác trông thấy cành hoa đào là chúng ngay lập tức bỏ chạy biệt tăm.

Nhưng vào mỗi dịp cuối năm, thần Trà và thần Uất Lũy cũng phải trở về thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng như những vị thần khác. Vì thế lũ yêu quái lợi dụng dịp đó mà hoành hành khắp nơi khiến dân chúng không một ngày yên ổn. Do bị yêu ma quỷ quái quấy phá suốt ngày nên người dân mới nảy ra một ý là đem vài ba cành đào về để trong nhà. Nhà nào không có hoa đào thì đem giấy hồng điều ra vẽ hai vị thần rồi dán trước cửa để xua ma đuổi quỷ.

*

Sự tích bánh chưng bánh dày

Đời Hùng Vương thứ 6, sau khi dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi. Nhân dịp đầu xuân, vua cho họp tất cả các hoàng tử lại và đưa ra một cuộc thi:

- Trong các con, ai tìm được thức ăn ngon để bày cho mâm cỗ Tết thật ý nghĩa ta sẽ truyền ngôi cho.

Tất cả hoàng tử đua nhau tìm kiếm đồ ngon, vật lạ để dâng lên vua cha với hy vọng giành được ngai vàng. Trong số các hoàng tử thì hoàng tử thứ 18 - Lang Liêu là người có tính tính hiền lành và hiếu thảo. Vì mẹ qua đời sớm, thiếu người chỉ dạy nên hoàng tử rất lo lắng không biết làm thế nào. Một hôm, Lang Liêu nằm mơ thấy có vị thần đến bảo:

- Này con, trong trời đất này thì không có gì quý bằng gạo, đây là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp thật ngon, làm thành những chiếc bánh hình tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, làm nhân đặt bên trong bánh để tượng trưng cho sự sinh thành của cha mẹ.

Lang Liêu bừng tỉnh, vui mừng làm theo lời thần dặn, chọn gạo nếp thật ngon để làm bánh vuông, đặt nhân đỗ xanh, thịt lợn và bọc lá dong bên ngoài, sau đó bỏ vào chõ chưng chín, gọi là bánh Chưng. Hoàng tử lấy xôi giã nhuyễn ra để làm bánh hình tròn tượng trưng cho trời gọi là bánh Dày.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều mang sơn hào hải vị khắp các miền dâng lên vua cha. Riêng Lang Liêu chỉ có bánh chưng và bánh dày làm từ gạo nếp, nhà vua thấy lạ liền hỏi và hoàng tử đã kể lại giấc mơ của mình. Vua Hùng ăn thấy ngon và rất có ý nghĩa nên đã nhường ngôi cho Lang Liêu.

Kể từ khi đó, cứ mỗi khi dịp Tết đến xuân về thì người dân lại làm bánh chưng và bánh dày để cúng tổ tiên và trời đất.

*

Sự tích lì xì

Truyện dân gian Trung Quốc kể lại, ngày xưa ở Đông Hải có một cây đào to với rất nhiều yêu quái sống trong đó. Chúng luôn muốn ra ngoài để gây hại, nhưng do luôn có các thần canh giữ nên không con nào thoát ra ngoài được.

Tuy nhiên, hễ tới đêm giao thừa, khi các thần phải về trời để báo cáo, lũ yêu quái lai có cơ hội ra ngoài quấy nhiễu dân chúng. Trong số đó, có loại yêu quái gọi là con Tuy, nó thường xuất hiện vào đêm giao thừa để xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến lũ trẻ giật mình, khóc thét và có thể bị bệnh. Vì thế những gia đình có con nhỏ phải thức cả đêm để canh không cho con Tuy hại con mình.

Xem thêm: đề thi tiếng anh lớp 5 cuối học kì 2 năm 2018

Một lần, có mấy vị tiên đi ngang nhà kia, hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ đứa trẻ. Cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền ấy vào vải đỏ. Khi con Tuy đến, những đồng tiền lóe sáng, nó sợ hãi bỏ chạy. Phép lạ này lan truyền ra, rồi cứ Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những chiếc túi màu đỏ tặng cho trẻ con. Tiền đó được gọi là tiền mừng tuổi.