Thiền - Về Ba Yếu Tố Của Phật Giáo Việt Nam: Tịnh, Mật

*
*
Đạo Phật thấm nhuầntrong tâm thức, đời sống của người dân Việt trãi qua mấy ngàn năm. Trong suốtchặng đuờng có mặt ấy, Phật Việt đồng hành với Dân Việt trong mọi hoàn cảnh bihùng, từ vận nước vận dân đến sinh mệnh ý mệnh, từ thống khổ điêu linh đến huyhoàng rực rỡ, đâu đó đều có sự hiện hữu cùng khắp, tạo nên quốc hồn quốc túycho Dân tộc. Là sức mạnh tâm linh khai phóng, tinh thần nhân bản từ bi giảithoát, nối kết cá nhân gia đình với quốc gia xã hội trong tinh thần giác ngộ. Từsuy tư đến hành động, từ tận cùng thẳm sâu đến chuyển động vi tế của tâm thức,đều được nuôi dưỡng bởi hạt giống trí tuệ, hạt mầm của tỉnh thức. Tâm nguyện cứumình cứu người, hồi hướng đến tất cả cho chúng sanh, quyết không an hưởng sự chứngđắc cho riêng mình, dù đó quả vị cao siêu của niết bàn an lạc, vì chúng sanhphát đại nguyện, cam nhẫn kham chịu dù cho khổ đau ngang trái phủ đầy. Đó cũnglà lý tưởng cùng hạnh nguyện siêu thoát, đầy ý nghĩa về sự có mặt của Đạo PhậtViệt.

Thiền, Tịnh, Mật là sựkết hợp tuyệt vời, trở thành bản sắc độc đáo trong truyền thống tu tập cuả ĐạoPhật Việt. Đó là con đường thực hành bi nguyện độ sanh, lý tưởng giải thoát củaBồ Tát, dấn thân đi vào cuộc đời chuyển hoá phiền não khổ đau, mang an lạc đếncho chúng sanh, lấy phước huệ song tu làm sự nghiệp. Hạnh nguyện và lý tưởnggiác ngộ đó, được thành tựu từ nơi cuộc đời, từ trong đau khổ triền miên của chúng sinh, ngoài điều nầy ra giác ngộkhông còn ý nghĩa. Muốn giác ngộ phải đi vào cuộc đời, thân lăn xả tâm chứngnghiệm, niết bàn an lạc cũng từ trong phiền não khổ đau mới có được. Chính từnơi đau khổ ấy, mới cần đến suối nguồn tâm linh vi diệu, cần đến sự cứu độ giảithoát. Sự tồn tại và tiếp nối của đạo Phật là đem từ bi trí tuệ chan hoà khắpmuôn nơi, để cho từ tâm, đại bi tâm, giác ngộ tâm được dịp vươn cao trỗi dậy,ánh sáng trí tuệ an lạc chiếu rọi trên từng hiện hữu, thể nhập trọn vẹn nơi cuộcđời vì cuộc đời và cho cuộc đời.

Bạn đang xem: Thiền - Về Ba Yếu Tố Của Phật Giáo Việt Nam: Tịnh, Mật

Tâm lực giải thoátđó, mở rộng cho ta phương trời thong dong tự tạị, mà phiền não khổ đau khônglàm hề hấn. Lấy phụng sự chúng sanh làm đạo nghiệp giải thoát, khiến ta có đủnăng lực mở tung cánh cửa mầu nhiệm. Chỉ có ý lực, tâm lực, nguyện lực và đạo lực,khiến ta đủ công năng gắng sức hoàn thành sứ mệnh độ sanh. Lấy sự đau khổ thườngtrực của chúng sinh làm bi nguyện lên đường dấn thân, lấy sự bất an của muônloài làm tâm lực phụng sự, lấy nhân quả nghiệp lực luân hồi sinh tử làm hànhtrang nuôi dưỡng đạo lực, lấy sự giải phóng thoát khổ cho chúng sanh làm nguyệnlực hoàn thành sứ mệnh cứu độ. Có như thế ta mới liên tục thắp sáng hiện hữu, mớiđủ năng lực phá vỡ phiền não chuyển hoá khổ đau, đạt đến an lạc giải thoát ngaytrong cuộc đời nầy.

Sự kết hợp tu tập ấy,dẫn dắt ta trong từng suy tư và hành động, khiến ta biết gạt bỏ tham sân si vàvô minh ra ngoài, tìm đến sự an tịnh giải thoát. Thiền tông có sẵn tịnh và mật, Mật tông cóthiền và tịnh, Tịnh độ có thiền và mật. Mới nhìn vào thấy có sự phân chia,nhưng thật ra trong đó sự kết hợp rất vi diệu rõ nét. Thời khoá tu tập hằngngày ở chùa như sau: Buổi khuya sau khi thức dậy: Hô Canh, Ngồi Thiền, sau đóthỉnh Đại Hồng Chung, nguyện cầu âm siêu dương thịnh, kế đến công phu khuya, tụngKinh Lăng Nghiêm, gồm có năm đệ mười chú. Buổi trưa: Cúng Ngọ, Quá Đường, KinhHành Niệm Phật. Buổi chiều: Công phu chiều, Mông Sơn Thí Thực, dâng cúng thựcphẩm đến thập loại cô hồn, nhờ thần lực của chư Phật, Bồ Tát, chúng sanh ấy cóđược một bửa ăn no đủ. Buổi tối: Thỉnh Đại Hồng Chung, khoá lễ Tịnh Độ, trướckhi đi ngủ Hô Canh, ngồi Thiền. Chúng ta mở cuốn Kinh Nhật Tụng, quan sát thậtkỷ ta thấy sự kết hợp ấy có trong từng thời khoá tu tập, không lẫn lộn vào đâuđược. Ta tụng chú Đại Bi ( Mật), kinh A Di Dà, Niệm Phật (Tịnh Độ), Bát Nhã TâmKinh (Thiền).v.v...Nhờ thiền định làmcho ta sáng dạ minh tâm đạt được chánh định, nhờ niệm Phật ta mới an lạc trongtừng phút giây bận rộn của đời sống. Mật tông giúp ta mau tiêu trừ nghiệp chướng,bởi thần chú của chư Phật chư Bồ Tát có năng lực vô cùng nhiệm mầu, nếu khôngnương vào oai lực ấy liệu ta có đủ năng lực phá bỏ vô minh, nghiệp lực mà tahuân tập sâu dày từ trong vô lượng kiếp. Nếu chỉ chuyên tu về Thiền hoặc MậtTông, thì cần phải có thời gian lẫn không gian, trong khi chúng ta chưa hội đủđiều đó, vì chúng ta ai cũng phải lo chuyện mưu sinh, lo chuyên áo cơm hằngngày, tương quan cá nhân gia đình xã hội chiếm hầu hết thời giờ của ta, thờigian còn lại để tu tập thật là ít ỏi. Vậy ta phải làm sao tu trong mọi cảnh,trong sự chi phối của từng nghiệp quả số phận, còn nếu chờ đến mai sau khi tađược thư thả, liệu ngày mai ấy nó có đến với ta không, khi tuổi già sức yếu vôthường khổ đau bệnh tật luôn phiên thăm viếng. Khi ta đã nhận thức và quyết chítu, đừng chần chờ nữa, phải tu ngay từ bây giờ, ngay hiện tại này, phải liên tụctu trong từng mỗi sát na hơi thở, nếu không khi vô thường đến, mọi thứ đều trởnên muộn màng.

Trong lịch sử của PhậtGiáo Việt Nam không có duy nhất một tông phái nào, tất cả hài hoà kết nối vớinhau để phụng sự chúng sanh với mục tiêu và lý tưởng giác ngộ. Tâm nguyện đó vẫn nhịp bước lớn dần theo thờigian, vang vọng trong từng lời kinh, hoà nhập cùng tiếng chuông nhịp mõ, nhẹnhàng an tịnh cả ngày lẫn đêm. Từ mê mờ đến tỉnh thức, từ phiền não khổ đau đếnhạnh phúc an lạc, từ mộng huyễn tử sinh đến thường hằng giác ngộ, từ vô thủy đến vô chung, gõ nhịp theo từngchuyển động của thời gian lẫn không gian, ngự mãi trong luân chuyển vô cùng. Lờikinh vang vọng trong cõi tử sinh, thôi thúc nhắc nhở ta nhận biết thế giới hư ảonầy chỉ là cõi tạm, thân tứ đại có ngày trở về nơi cát bụi, phải ra công gắng sứcđể đạt được giác ngộ ngay đây và bây giờ, đưa đường dẫn lối cho ta từ ngàn nămtrước đến tận ngàn sau.

Thiền

Tổ khai sáng Thiền ViệtNam là Khương Tăng Hội. Vào đầu thế kỷ thứ ba, ngài đã soạn Lục Độ Tập Kinh, viếtlời tựa trong Kinh An Ban Thủ Ý và Kinh Pháp Cảnh, chú sớ và đề tựa Kinh Đạo Thọ,biên tập Kinh Lục Độ Yếu Mục, Kinh Nê Hoàn Phạm Bối, và một dịch phẩm là Ngô Phẩm( Đạo Hành Bát Nhã) cả ba cuốn kinh ấy không còn nữa. Ngài phát huy thiền họctheo tinh thần Đại Thừa. Trong bài tựa của Kinh An Ban Thủ Ý ngài viết "An Ban tức là Đại Thừa của chư Phật để tế độ cho chúng sanh đang phiêu trầmsanh tử." Khương Tăng Hội định nghĩa về tâm như sau: " không có hình,không có tiếng, không có trước, không có sau, thâm diệu, vi tế, không có tóc tơhình thức; Phạm Thiên Đế Thích và tiên thánh cũng không thấy rõ được; những hạtgiống của tâm khi thì ẩn khi thì hiện, cái nầy hoá sinh thành cái kia, ngườiphàm không thể thấy được; đó gọi là ấm."

Trong Lục Độ TậpKinh, ngài đề cập đến bốn trình tự của thiền:

" Phương Pháp ThựcHành Của Nhất Thiền: khử bỏ tham ái, ngũ yêu tà sự, như khi mắt thấy sắc đẹptâm sinh dâm cuồng, khử bỏ những thanh, hương vị và xúc thường gây tai hại. Ngườicó chí hành đạo ắt phải xa lánh chúng. Lại còn phải diệt trừ năm sự ngăn che: sựtham dục, sự giận dữ, sự mê ngủ, sự dâm lạc và sự hối hận nghi ngờ. Đối với nhữngvấn đề như có đạo hay không có đạo, có Phật hay không có Phật, có kinh haykhông có kinh... tâm ý đạt đến hiểu biết, trở nên thanh tịnh không dơ bẩn, tâmsáng thấy được chân lý, đạt tới trình độ không gì là không biết, các loài trời,rồng và quỷ mị không thể nào đánh lừa được. Đạt được nhất thiền cũng như ngườicó mười loại oán thù đã thoát ly thân thuộc, một mình ở trên núi chẳng ai haybiết, không còn sợ ai. Vì xa lìa đượctính dục mà nội tâm vắng lặng.

Phương Pháp Nhị Thiền:như người đã thoát ly oán thù tìm tới chốn thâm sơn để cư trú nhưng còn sợ oánthù có thể tìm tới, kẻ hành giả tuy đã xa mười thứ dục tình nhưng còn sợ nhữngthứ này tìm theo để lung lạc chí hành đạo của mình. Vì vậy kẻ hành giả khôngnên vui cái vui đã dùng thiện để diệt ác, thiện tiến thì ác lui; bởi cái vuinày là mầm của sự lo sợ. Phải diệt trừ quan niệm thiện ác chống nhau, do đó ýniệm vui và sợ đều tiêu diệt, mười điều ác tuyệt dứt, không còn ngoại duyên nàocó thể tới xâm nhập tâm mình. Cũng như khi ở trên đỉnh núi cao thì không còndòng nước nào có thể làm cho mình bị ngập lụt, cũng không sợ mưa và rồng làmcho chìm đắm. Chính là từ đỉnh núi đó mà các dòng suối lưu xuất; từ sự hành đạonày mà các điều thiện do tâm xuất hiện và điều ác không còn do đâu phát sinh đượcnữa.

Phương Pháp Tam Thiền:Giữ gìn tâm ý một cách kiên cố, cả thiện và ác cũng đều không thâm nhập được,tâm an ổn như núi Tu Di; từ bên trong thiện cũng không phát xuất mà từ bênngoài thiện, ác và tịch diệt cũng không xâm nhập được. Tâm như hoa sen, rễ hoatrong bùn, khi hoa chưa mọc thì còn bị lấp dưới nước. Người thực hành tam thiềnthanh tịnh như hoa, lìa xa ác niệm, cả thân và tâm đều an ổn, để hướng về tứthiền.

Phương Pháp Tứ Thiền:Tới đây cả thiện và ác đều bỏ, tâm không nhớ ác; trong tâm yên và sáng như ngọclưu ly; như nàng công chúa tự tắm gội và lấy hương thơm ướp mình, mặc xiêm y mới.Bồ Tát khi đã đạt được tứ thiền thì các loại tà cấu không còn làm hư tệ tâmminh... Đạt được tứ thiền thì muốn gì cũng được, phi hành nhẹ nhàng trên không,đi dưới nước, phân tâm tán thể, biến hóa vạn cách, ra vào không ngăn cách, tồnvong tự do, có cả mặt trời, mặt trăng, động tới cả thiên địa, đắc nhất thiếttrí...”

Nguyễn Lang, Việt NamPhật Giáo Sử Luận cuốn 1 trang 80-82

Tâm vốn vô hình vô tướngnó mênh mang sâu thẳm không cùng tận, nó là nguồn cội khiến ta lăn lóc trongluân hồi sanh tử, nhưng cũng là mấu chốt quan trọng để từ đó ta vượt thoát,ngoài tâm ra thì không có gì để ngộ cả. " Mục tiêu duy nhất của Thiền là khiến ta có đủ khả năng để hiểu, thực hiệnvà toàn thiện tâm của mình ".Thiền giúp ta an tịnh phát sinh trí huệ, phávỡ vô minh hiển bày tự tánh. Sự giác ngộ trong mỗi người không ai giống ai, ngộlà ngộ chính cái tâm nầy, cái tâm thuộc về ta, và khi ngộ là ngộ về điều gì,tâm cảnh, năng tri sở tri, đối tượng nhận thức. Giác ngộ như thế nào, nhiều hayít, duy trì được lâu hay mau, tất cả đều do ta làm chủ quyết định. Tám vạn bốnngàn pháp môn, con đường tu tập, đều trở về với bản thể Chân Như, Phật Tánh,Giác Ngộ, một sự giải thoát trọn vẹn và an lạc, viên dung vô ngại trên từng hiệnhữu. Một khi thông đạt nó bùng lên vỡ ra, quyện vào nhau hoà nhập làm một, ngộtừ trong tận cùng bản chất của những hiển hiện vượt thoát, ngộ không là gì cả nhưng nó là tất cả, tất cảlà nó. Và giác ngộ cũng là giác ngộ nơi tâm của mình, chứ không do ta mời gọichạy theo bên ngoài đuổi bắt mới có được. Nó ở sẵn trong ta từ vô lượng kiếp,do vì mãi vui mãi khổ mãi luân hồi trôi nỗi, nên ta quên mất. Khi nào biết dừnglại, biết lau chùi phủi sạch bụi trần nó sẽ hiện ra tuyệt vời, soi sáng màn đêmtăm tối của vô minh, thấy được bến bờ sinh tử.

Mật

Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi( ? - 594 ) trú ở chùa Pháp Vân dịch Kinh Tổng Trì cuốn kinh Mật Giáo đầu tiên ởViệt Nam. Trước khi sang Trung Hoa, Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã nghiên cứu về Bát Nhã,Thiền Học. Đó là (Kinh Tượng Đầu) ngài đã dịch sang tiếng Trung Hoa và Mật Giáo( Kinh Tổng Trì ) dịch ở Việt Nam. " Ta nên biết Mật Giáo có liên hệ mậtthiết với thiền tông. Tỳ Ni Đa Lưu Chi là một trong những người đã dùng danh từTâm Ấn sớm nhất trong lịch sử thiền, mà danh từ này đã xuất phát từ các kinh điểnMật Giáo. Kinh Đại Nhật, kinh căn bản của mật tông, nói như sau về tâm ấn" đối với mọi lời giáo huấn của Phật không gì là không nắm được tinh yếu;nếu có thể giữ gìn được tâm ấn ấy để mở rộng tất cả các pháp môn, đó gọi là ngườiđã thông đạt được tam thừa". Tâm ấn ở đây là tinh yếu mật ý của kinh ĐạiNhật." Nguyễn Lang, Việt Nam PhậtGiáo Sử Luận cuốn 1 trang 119.

Chúng ta nhớ khi ngàiA Nan bị nạn Ma Đăng Già, trên đỉnh đầu Phật phóng ra hào quang, tuyên thuyếtthần chú Lăng Nghiêm, nhờ oai lực thần chú ngài A Nan mới thoát nạn, sau đó ngàiphát đại nguyện:

" Lạy Phật vìcon chứng minh cho

Xem thêm: lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định

Năm đời ác trược connguyện bước vào trước

Nếu còn một chúngsanh chưa chứng quả

Cảnh niết bàn con đâudám tự an ".

Năm đệ mười chú trongKinh Lăng Nghiêm, trì tụng vào mỗi sáng sớm ở thiền môn, từng lời kinh thi nhaugõ nhịp trên bến bờ tử sinh, len lõi vào tận cùng tâm thức, công phá thành trìkiên cố của vô minh phiền não. Sự oai linh của thần chú giúp ta mau tiêu trừchuyển đổi nghiệp chướng, nếu không nhờ oai lực gia bị của chư Phật, Bồ Tát,thì liệu mình có thoát ra dễ dàng không? Vô minh phiền não cùng với nghiệp lựcsâu dày, ta đã kết tập từ vô lượng kiếp, không thể một sớm một chiều dứt ra được,nếu không nương vào công năng vi diệu của thần chú để phá vở chuyển hoá, thì sựhuân tập tàng chứa trong ta càng thêm sâu dày, càng khó đọan trừ. Sự linh hiệncủa thần chú như liều nổ cực mạnh, liên tục phá vở tâm thức nghiệp quả nối kết,từ quá khứ đến hiện tại tương lai. Thần chú Lăng Nghiêm đã từng chuyển đổi, cứuđộ được ngài A Nan, chúng ta trì tụng với tất cả sự nhất tâm kiên định, kết quảcũng sẽ được như thế. Một sự linh diệu bao phủ trong vô cùng không tận.

Tịnh

"Trong câu chuyệnvề Không Lộ, ta nghẹ nói đến việc thiền sư tạo nên tượng Phật A Di Đà của chùaQuỳnh Lâm. Không Lộ mất vào năm 1141 nhưng trước đó 100 năm, vào năm 1057, mộttượng Phật A Di Đà bằng đá cao hai thước rưỡi tây đã được lang tướng của vua LýThánh Tông thực hiện tại núi Lạng Kha, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tượng DiĐà này vẫn còn ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh. Bia đá chùa Phật tích có nói về chuyệnnày. Vậy thì sự có mặt của giáo lý Tịnh Độ ở Việt Nam được đánh dấu chậm lắmvào khoảng giữa thế kỷ thứ mười một."

Nguyễn Lang, Việt NamPhật Giáo Sử Luận 1 trang 184

Trong Khoá Hư Lục củaTrần Thái Tông ( 1218- 1277 ) viết về: Niệm Phật Luận: (Bàn về niệm Phật)

" Niệm Phật làđiều khởi dậy do tâm. Tâm khởi dậy điều thiện tức là ý nghĩ thiện. Ý nghĩ thiệnkhởi dậy thì thiện nghiệp báo lại. Tâm khởi dậy điều ác tức là ý nghĩ ác. Ý nghĩác nảy sinh thì ác nghiệp ứng theo. Như gương hiện ảnh, như bóng theo hình. Chonên thiền sư Vĩnh Gia nói rằng: "Ai chẳng có điều nghĩ, ai chẳng có điều nảysinh" là nói về việc đó.

Nay kẻ tu hành muốnkhơi dậy ý nghĩ chân chính để dập tắc ba nghiệp, cũng là nhờ công niệm Phật vậy.Niệm Phật dập tắc được ba nghiệp là cớ sao?

Vì rằng trong lúc niệmPhật thân thẳng ngồi ngay, không làm việc tà, như vậy là tắc được nghiệp thân.Miệng tụng lời chân chính, không nói điều xằng bậy, thế là tắt được nghiệp miệng.Ý chăm chú ở sự tinh tiến, không nảy sinh ý nghĩ tà, thế là tắt được nghiệp ý.Nhưng kẻ trí có ba hạng. Bậc thượng trí thì tâm tức Phật, không phải nhờ thêm sựtu hành. Ý nghĩ là bụi trần không vướng một mảy. Ý nghĩ bụi trần vốn tịnh, chonên nói " Như như không động tức là thân Phật". Thân Phật tức là thânta, không có hai tướng. Tướng và tướng không phải là hai, lặng lẽ tồn tại hằngthường. Tồn tại mà không biết đó là Phật sống.

Bậc trung trí ắt nhờvào niệm Phật. Chú ý tinh cần, luôn luôn niệm mà không quên thì tâm mình ắt tựthuần thiện. Ý nghĩ thiện đã hiện ra thì ý nghĩ ác sẽ bị tiêu tan; ý nghĩ ác đãbị tiêu tan thì chỉ còn ý nghĩ thiện. Dùng ý nghĩ mà ý thức về ý nghĩ thì mọi ýnghĩ đều bị diệt hết. Khi ý nghĩ đã bị tiêu diệt ắt trở về chính đạo; lúc mệnhhết qua đời sẽ được niềm vui cõi niết bàn. " thường lạc ngã tịnh" làđạo của Phật.

Kẻ hạ trí miệngchuyên cần niệm lời Phật, lòng mong thấy hình tướng Phật, thân nguyền sinh ở nướcPhật, ngày đêm tu hành chăm chỉ, không thoái chí thay đổi, như vậy đến khi mệnhhết qua đời sẽ theo ý nghĩ thiện mà được sinh ở nước Phật; sau đó lãnh hội đượcchính pháp mà chư Phật nêu ra và chứng được bồ đề cũng được Phật quả.

Ba hạng trí ấy giácngộ nông sâu khác nhau nhưng cái nhận được là một. Nhưng bậc thượng trí nói thìdễ, làm thì khó. Đời nay kẻ muốn theo mà học, vì không có thang bậc nâng đỡ nênhầu hết chỉ nhìn bờ rồi thoái lui, không đặt chân tới được. Bậc trung trí nếucó thể chăm chỉ tu hành như đã nói ở trên thì lập tức thành Phật. Nhược bằngchưa giác ngộ hoàn toàn, đã chết thì tùy theo nhân quả mà sinh trở lại trên đờiđể nhận nghiệp thiện báo ứng. Khi thiện báo đã hết, nếu không có người cảnh tỉnh,lại sẽ rơi vào xu hướng ác. Những người như thế thì cũng khó đắc đạo vậy. Kẻ hạtrí lấy ý nghĩ làm bậc, lấy sự tinh tiến làm thang, chú ý đến thiện duyên, nguyệnsinh vào nước Phật. Nếu chuyên cần không mỏi, tâm tính thuần thục thì sau khichết đi sẽ tùy theo điều ước mà được sinh vào nước Phật. Đã sinh ờ nước phậtthì thân mình có mất đi đâu.

Xem thêm: cao su buna n thuộc loại cao su thiên nhiên

Nay kẻ tu hành đã nhậnlấy thân, ắt ba nghiệp đều có. Thế mà không niệm Phật để cầu sinh vào nước Phậtchẳng cũng khó sao! Như muốn niệm Phật, hãy lấy cách của kẻ hạ trí làm đầu. Saovậy? Bởi vì có sự chú ý mà thôi. Ví như làm một toà lâu đài ba tầng mà khônglàm tầng dưới trước, đó là điều chưa từng có vậy."