Tâm Hạnh Từ Bi Hỷ Xả Là Gì ? Từ, Bi, Hỷ, Xả Là Thế Nào? Tứ Vô Lượng

Tứ vô lượng tâm là Từ, Bi, Hỷ, Xả, bốn đức tính tiềm tàng trong lòng mỗi người chúng ta. Giàu giàu có sang cả hay nghèo khổ cơ hàn, dù thông minh trí tuệ hay đần độn dốt nát, dù ốm hay mập, cao hay thấp, xinh đẹp hay xấu xí, mạnh mẽ hay yếu đuối, dù điếc dù đui, dù câm, dù ngọng: Tứ vô lượng tâm có sẵn trong lòng chúng ta cả.
Ai đã phát triển được tứ vô lượng tâm trong lòng mình, người ấy đã tạo được trạng thái tinh thần hòa và bình giữa mình và nhân loại, hòa mình được với tất cả vạn vật. Chính nhờ từ, bi, hỷ, xả mà con người có thể gọi là văn minh và con người xứng đáng là con người. Tứ vô lượng tâm là phần tinh túy cao cả nhất trong tâm hồn ta và nó phải là lý do và nền tảng của mọi hành động ta. Tâm hồn ta có được tinh khiết thanh tịnh cùng chăng, cũng do tứ vô lượng tâm vậy.
Đành rằng tứ vô lượng tâm đã có sẵn trong lòng ta, nhưng ta phải cố công tìm mới gặp được và tìm được rồi ta phải thi thố, thực hành nó, phải vun phân tưới nước cho nó một cách liên tục, với sức cố gắng không ngừng.
Đành rằng trong đất sẵn có mỏ quý các loại, nhưng muốn tìm được người ta phải khám phá nó ra, phải cố công đào lớn moi sâu mới gặp. Cùng một thế đó, trong lòng ta có sẵn tứ vô lượng tâm, nhưng nếu ta cứ để nó chôn vùi dưới lớp đầy tham lam, sân hận, si mê, ắt không có phần nào ta gặp nó được. Tìm vàng tất phải đào đất, tìm tứ vô lượng tâm, tất phải xới bỏ tham, sân, si. Rồi một ngày kia cũng như anh chàng tìm được mỏ vàng, ta sẽ giàu có, của cải ta sẽ vô lượng: giàu lòng từ, bi, hỷ, xả. Và sự nghiệp này sẽ cho ta một sức mạnh phi thường, lại không ai tranh giành chiếm đoạt với ta vì cùng với ta, ai ai cũng mong cho ta có, và ta càng cho nó ra, nó đã không vơi mà lại càng đầy thêm nữa.
Nhưng ta phải làm thế nào để tìm ra được tứ vô lượng tâm? Đào đất tìm vàng phải dùng khí cụ sắc bén như cuốc xuổng, máy móc. Đào xới đất tâm để tìm từ, bi, hỷ, xả, phải dùng khí cụ nào? Khí cụ sắc bén này chỉ là cố gắng: cố gắng đừng tham dục, đừng say mê; cố gắng diệt tận những tư tưởng ganh tị, oán hờn; cố gắng không để sự lười biếng dễ duôi thắng được ta; cố gắng vượt khỏi mọi sự lo âu thắc mắc, cố gắng tạo cho lòng ta một đức tin vững vàng, tin nơi Phật, tin nơi Pháp, tin nơi Tăng, tức là thắng được hoài nghi, một thứ cỏ dại nó bao phủ thửa đất lòng ta. Cố gắng diệt trừ cái “có ta” để đạt cho kỳ được cái “không ta” vậy.
Tham dục (Kàmacchanda), sân hận (Vyàpàda), lười biếng, lần lựa (Thìna Middha) lo âu, phiền não (Uddhacca Kukkucca) và hoài nghi (Vicikicchà) là năm động lực liên tục chi phối tâm ta và làm cho tâm ta chao động luôn luôn. Đó là năm chướng ngại làm tâm ta không thể trở vể thanh tịnh, trong suốt, để ta có thể nhận thức được chân tướng của sự vật: tức là si (Moha). Và vì không hiểu được chân lý của sự vật và vũ trụ là vô thường, khổ não, vô ngã nên mới đâm ra tham (lobha) và phàm đã tham tức có luyến ái, thọ hưởng, đi cùng với ghen ghét, lựa chọn, bám giữ cái đã có, ước mong cái sẽ có, tiếc hận cái đã mất, do đó mới trổ ra sân (dosa). Vì tham, sân, si mà ta không thể tiến đến trạng thái trong sạch.
Bây giờ, với dụng cụ sắc bén là cố gắng, ta đào được qua năm lởp đất dầy chướng ngại kia, nghĩa là khi thắng được năm trạng thái trên, thì lòng ta lần lần bình lại, ví như một bồ nước hết chao, lần lần lặng xuống và khi đã lắng hoàn toàn thì suốt qua lớp nước trong không còn cặn cáu bùn bẩn nào cả, ta sẽ thấy rõ đồ vật dưới đáy hồ là thế nào. Tham, sân, si đã diệt tận thì lòng ta như nước đã thiệt lắng. Hể giữ vẹn năm giới căn bản tự nhiên phải có kết quả ấy và chừng đó tứ vô lượng tâm sẽ hiện ra trong lòng ta như sự dĩ nhiên. Chừng đó, như người tìm được vàng sẽ sống phong phú với vàng, ta sẽ sống đời phong phú vô biên với từ, bi, hỷ, xả. Hơn thế, ta sẽ là từ, bi, hỷ, xả. Tứ vô lượng lầm là ta vậy.
Từ (Metta) ta thường gọi là tình thương, là lòng từ ái. Nhưng tình thương cũng như lòng từ ái không dịch đủ nghĩa của chữ Từ trong Tứ vô lượng tâm. Hai chữ thương xót lại còn xa nghĩa hơn nữa. Khi nói ta có tình thương đối với một người hay một vật tức là có sự luyến ái của ta trong đó. Nói ta có tình thương dĩ nhiên là trong đó có sự lựa chọn, so sánh, đánh giá, nghĩa là khi ta thương, trong tiềm thức ta có hàm sự không thương, không ưa cái gì trái nghịch với cái ta thương. Hơn nữa, có những tình thương khiến ta muốn làm chủ cái ta thương, ta đoán định quyền sở hữu của ta. Kịp khi ta mất người hay vật ta thương, hoặc chỉ sứt mẻ một phần nào, ta đâm ra hối tiếc. Lại có thứ tình thương trong đó có ẩn ý mong cái thương trở lại cho ta. Thậm chí tình mẹ thương con cũng không phải là Từ (Metta) nữa. Bởi vì trong tình mẹ thương con, mặc dù sâu sắc, mặc dù như thiêng liêng đáng tôn kính, cũng có ngầm cái ý đoán định làm chủ, muốn giữ trọn tình thương của con mình cho mình. Đến khi đứa trẻ lớn khôn, khi định vợ gã chồng cho nó, nghĩa là lúc người mẹ cảm thấy tình thương của con mình bị một người lạ chen vào chia mất một phần, lúc ấy người mẹ nghe trong lòng mình ngùi ngùi có cái gì không an mà mình không giải thích được. Lúc bấy giờ cái trạng thái tâm lý khó giải thích của người mẹ ấy sẽ bộc lộ dưới một trong hai hình thức: hoặc người mẹ thương con mình bội phần nhiều hơn trước, thương trùm cả rể hay dâu; hoặc là người mẹ đâm ra ghen ghét dâu hay rể xem như kẻ lạ chen vào phi lý chiếm đoạt quyền sở hữu của mình. Hai hiện tượng tâm lý này, thương thêm nhiều hay ghen ghét thậm tệ, biểu lộ ra nhiều hay ít là tùy theo tập tục, phong hóa, luân lý, nếp sống và xã hội của mỗi dân tộc, mỗi trường hợp.
Một thí dụ nữa. Khi ta thương một người bạn tốt, ngày nào người bạn này hết tốt, ta bớt thương hoặc hết thương. Thế là ta thương cái tốt của bạn, chớ không phải thương bạn vì tình thương. Ta thương vì một sự đánh giá chớ không phải vì một tình thương trong trẻo. Còn tình thương xót, có phải là tâm từ (Metta) không? Cũng không. Bởi vì khi ta thương xót một người nào đang đau khổ hoặc tội lỗi, tức lúc ấy ta cho rằng ta đứng ngoài hoặc trên sự đau khổ hay tội lỗi ấy. Ta xem cái bản ngã của ta xứng đáng hơn, thanh bạch hơn, đầy khả năng hơn. Thái độ của ta là thái độ hạ cố. Ý muốn ta là ý muốn khoan hồng cứu vớt của một người trên đối với kẻ dưới.
Tóm lại, những tình thương vừa kể trên sở dĩ không trong trẻo được và do đó không thể đồng nghĩa với tâm từ trong tứ vô lượng tâm là bởi những tình thương đó đều xây đắp cái điểm tựa của nó trên bản ngã của ta cả. Cái ta vẫn tồn tại với cái tâm còn bị đè nén dưới những lớp tham, sân, si thì không thể nào có được tâm từ theo nghĩa của đức Phật <1>.


Sự kiện nổi bật
*


Top 6 tượng gỗ phong thủy đẹp Hà Nội cho năm Tân Sửu 2021 HomeAZ
*

Những pho tượng gỗ phong thủy đẹp Hà Nội cho năm Tân Sửu 2021 được giới thiệu dưới đây sẽ đáp ứng nhu cầu chi phối, cân bằng nguyên lý Âm Dương, từ đó củng cố các mối quan hệ của gia ch sao cho tích cực nhất.

Bạn đang xem: Tâm Hạnh Từ Bi Hỷ Xả Là Gì ? Từ, Bi, Hỷ, Xả Là Thế Nào? Tứ Vô Lượng



Nhưng người may mắn gặp được Bồ-tát Địa Tạng, vì đã trồng căn lành với Phật pháp, đã làm việc tốt, cho nên khi bị rơi vào cùng cực khổ đau, Bồ-tát Địa Tạng xuất hiện cứu họ.


Tính tới sáng 27/5, số trường hợp phát hiện nghi nhiễm COVID-19 ở những thành viên của giáo phái này tổng cộng hiện nay là 13 trường hợp.

Xem thêm: giải bài tập tài liệu dạy học vật lý 9


Sáng ngày 27/5 (nhằm ngày 16/4/Tân Sửu), tại Chùa Vân Sơn, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước đã trang nghiêm tổ chức lễ kiết giới trường, tác pháp An cư kiết hạ Phật lịch 2565.

Xem thêm: trò chơi vận đông mầm non 4 5 tuổi


Tác giả

Bình luận